Hung Viet Brisbane's Blog

Trang blog của Hưng Việt (Brisbane)

Archive for the ‘Chính Trị’ Category

* 100 Năm Ngày ANZAC – 40 Năm Ngày Quốc Hận

Posted by hungvietbrisbane on 26/09/2015


100 Năm Ngày ANZAC – 40 Năm Ngày Quốc Hận


Thứ Bảy vừa qua 25/4/2015, nước Úc, cùng với Tân tây Lan, cử hành trọng thể các buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày ANZAC.

Hôm qua, 30/4/2015, người Việt quốc gia ở khắp nơi trên thế giới ngậm ngùi và thương tiếc kính cẩn tưởng niệm 40 năm ngày Quốc hận.

Nhìn lại bối cảnh và lịch sử khi hai ngày quan trọng này xảy ra, các sử gia có lẽ sẽ không thể không nhận thấy những điểm tương đồng trong đó.

Tinh thần ANZAC.

Diễn hành ngày ANZAC ở Brisbane

Diễn hành ngày ANZAC ở Brisbane

Năm 1915, Binh lính Úc và Tân tây lan họp thành một đoàn quân với sứ mạng đánh chiếm bán đảo Gallipoli để mở đường cho lực lượng hài quân Đồng minh tiến vào Hắc Hải. Mục tiêu là chiếm Constantinople (bây giờ là Ankara), thủ phủ của đế quốc Thổ nhỉ kỷ Ottoman, đồng minh của Đức quốc.

Lúc đó, Thế chiến thứ Nhứt đã kéo dài hơn 8 tháng và hai bên đang ở vào tình trạng bất phân thắng bại ở mặt trận miền Tây. Các nhà lảnh đạo quân sự hai phe đều biết tiếp tục trận chiến ở miền Tây chỉ sẽ tiêu hao dần mòn lực lượng binh sĩ mà không có ai là kẻ chiến thắng.

Winston Churchill bèn đưa ra một kế hoạch táo bạo là mở cửa eo biển Dardanelles để vào Bắc Hải. Muốn như thế, Đồng minh phải chiếm cho bằng được bán đảo Gallipoli.

Ngày 25 tháng Tư 1915, lực lượng ANZAC (viết tắt của các từ Australia New Zealand Army Corps) đổ bộ ở Gallipoli nhưng gặp phải sự chống trả mảnh liệt của quân đội Thổ nhỉ kỳ dưới sự chỉ huy của Mustafa Kemal, sau này trở thành người hùng Ataturk của quốc gia này.

Một cuộc đổ bộ dự tính hoàn thành một cách chớp nhoáng đã trở thành một chiến dịch kéo dài 8 tháng trời với tổn thất nặng nề cho cả đôi bên. Anh quốc mất 21,255 binh sĩ, Pháp khoảng 10,000, Úc 8.709 người, Tân tây lan 2,721 và Ấn độ thuộc địa Anh có 1,358 chiến sĩ hy sinh.

Tuy chiến dịch Gallipoli không đạt được các mục tiêu quân sự nêu trên, các hành động anh hùng của các chiến sĩ Úc và TTLan đã tạo thành “huyền thoại ANZAC”, một dấu ấn, căn cước và niềm hãnh diện cho hai quốc gia.

Quốc hận 30 tháng Tư.

Biểu tình Quốc hận 30/4/2015 ở Canberra

Biểu tình Quốc hận 30/4/2015 ở Canberra

Bảy mươi năm sau đó, năm 1975, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang tiếp tục chiến đấu oai hùng để bảo vệ miền Nam Việt Nam khỏi sự thôn tính của khối Cộng sản quốc tế mà Bắc Việt và con rối Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đang được dùng làm bình phong.

Sự rút lui của các lực lượng đồng minh, cộng thêm với các quyết định vội vả mà sau này quân sử sẽ chứng minh là sai lầm của những vị lảnh đạo miền Nam Việt nam đã đưa đến hậu quả thảm khốc sau cùng là ngày 30 tháng Tư, một ngày đại tang cho dân tộc.

Tương đồng.

Gallipoli là một thảm kịch thương tâm. Triển vọng của sự thành công quá xa vời. Ý niệm chiến lược của cuộc hành quân đó, dù từ một trong những thiên tài quân sự trong lịch sử cổ kim trên thế giới là Winston Churchill, gần như không thể thực hiện được. Những chàng trai trẻ ANZAC kiêu hùng đã hy sinh trong một trận chiến mà thời gian và trí tuệ cho biết là không thể thắng nỗi.

Cuộc di tản của binh lính miền Nam Việt Nam cũng mang đầy tính chất bi thương như thế, nếu không muốn nói trầm trọng hơn nhiều. Bởi vì đó là một cuộc triệt thoái chứ không phải một cuộc tấn công vào căn cứ của địch như ở Gallipoli. Do vậy, nó bi thảm hơn, đưa đến những tang tóc, đổ vỡ to lớn hơn.

Cả hai chỉ là một phần của hai cuộc chiến, thế Chiến thứ Nhứt vả ở Việt Nam. Cả hai đều có mục đích cao cả là bảo vệ tư do cho các quốc gia bị tấn công. Cả hai quốc gia Úc và Việt Nam vẫn còn là những quốc gia non trẻ, Úc chỉ mới 14 tuổi sau ngày liên bang thành hình vào năm 1901, VNCH vừa tròn đôi mươi, tính từ ngày hiệp định Geneve chia cắt hai miền Nam Bắc. Úc tham chiến cùng các quốc gia đồng minh ở một miền đất xa xôi. Miền Nam Việt Nam được sự tiếp tay của quân đội Đồng minh để chiến đấu ngay tại xứ sở của mình.

Về mặt chiến lược, ANZAC đã thất bại ở Gallipoli cũng như VNCH đã thua trận vào hồi tháng 4 năm 75. Thua một trận chiến, nhưng cả hai sau đó đã thắng cuộc chiến. Đồng minh đã đánh tan trục Đức Thổ và người dân Việt Nam đã thấy rỏ bộ mặt thật của chế độ Cộng sản.

Nhưng sau đó, cả hai ngày ANZAC và 30 tháng Tư phải trãi qua bao nhiêu thử thách, chống đối từ các thành phần phản chiến. Có một khoảng thởi gian, cả hai đã được kết liền với nhau, bị lên án là tiểu biểu cho các tham vọng xâm lược của chủ nghĩa tư bản. Người viết bài còn nhớ, khi chiến tranh Việt Nam đang ở mức độ nóng bỏng nhất của đầu thập niên 70’s, vào những ngày ANZAC ở Úc và Tân Tây Lan, các tổ chức tự nhận là đấu tranh cho hòa bình đã có những cuộc biểu tình bạo động, dẫn đến các cuộc xô xát, đụng độ đẩm máu.

Rồi thời gian cũng dần dần giúp cho dân chúng hai quốc gia này nhận thức được rằng họ còn có nền công lý hiện nay là chính nhờ vào những sự hy sinh từ Gallilopi, từ Western Front, họ có được thể chế dân chủ hiện tại cũng là nhờ có những chàng trẻ tuổi bước chân xuống tàu đi chiến đấu cho “đế quốc Anh”.
Hảnh diện.

Để bây giờ, đúng một thế kỷ sau, các thế hệ con, cháu, chắt hảnh diện bước chân theo nhịp quân hành trên đường phố nước Úc, ngực áo mang đầy những chiếc huy chương ghi lại các chiến công hiển hách của các diggers 100 năm trước.

Bác sĩ Brendan Nelson, cựu chính trị gia, từng giữ các chức vụ Tổng hay Bộ trưởng và đã có thời kỳ làm lảnh tụ đối lập liên bang, hiện nay là Giám đốc Viện Bảo tàng Chiến tranh của Úc, Australian War Memorial.

Ông cho biết, trước ngày ANZAC năm nay, “chúng tôi biết là số người tham dự buổi lễ hừng đông ở khắp nơi trên nước Úc sẽ rất đông vì nó có tính cách đặc biệt, đánh dấu 100 năm. Và chúng tôi đã ước tính con số ở Canberra sẽ vào khoảng 50,000, như vậy so với các năm khác, đông nhất cũng chỉ khoảng 20 hay 25 ngàn người, là đã hơn nhiều lắm rồi”.

Nhưng trước con số 125,000 chật kín trong khuôn viên của Đài Tưởng niệm Chiến sị Trận vong và sau đó xem diễn hành trên đại lộ ANZAC vào sáng thứ Bảy 25/4 vừa qua, BS Nelson và ban tổ chức ngạc nhiên tột độ.

Tôi hảnh diện rất đông người đến tham dự … Ngày ANZAC là thời điểm để tất cả người dân Úc đến với nhau để tưởng nhớ những chiến sị Úc đã hy sinh trong tất cả các cuộc chiến mà Úc đã có mặt từ trước đến nay”.

Trung kiên.

Hơn hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau đó, người Việt tỵ nạn ở Úc cũng đã biểu tỏ tinh thần và lập trường quốc gia trung kiên với số người kéo về Timbarra Crescent, vùng O’Malley ở Canberra, đông đảo không kém, nếu tính theo tỷ lệ.

Rừng cờ vàng trước TĐS VC ở Canberra 4/2015

Rừng cờ vàng trước TĐS VC ở Canberra 4/2015

Con số hai ngàn người, có người nói có thể đến ba ngàn, tự nó đã là một khí thế. Nhưng phải chứng kiến rừng cờ vàng, phải nhìn thấy những ánh mắt rạng ngời, phải được nghe những tiếng thét vang dội của đám đông, phải trông thấy các cụ già bảy tám mươi có thừa, leo lên các con dốc, gia nhập vào dòng người biểu tình. Mới cảm nhận được 40 năm chỉ là một cái chớp mắt. Các vết đau vẫn còn đó. Vẫn chưa quên được những bo bo, những trại tù cải tạo, những chuyến xuống ghe nhắm mắt ra khơi thập tử nhứt sanh.
Nhưng ý chí vẫn chưa nhạt phai. Và quyết tâm vẫn còn nặng trĩu.

Bởi vậy, bao giờ ngày này cũng vẫn sẽ là ngày Quốc Hận. Đừng cố gắng thay thế nó bằng một từ ngữ nào khác. Hận đã ở trong tim thì hận khó lòng dứt bỏ.

Hình như bí thư đảng Cộng sản Nam Tư Milan Djilas đã từng nói “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim, còn 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản là không có cái đầu”.

Người Việt hiện nay, dù ở nơi nào trên thế giới, hải ngoại hay trong nước, không cần phải trên 40 mới rủ bỏ chế độ Cộng sản. Chúng chỉ tồn tại qua bạo lực mà như thế, chắc chắn sẽ sụp đổ.

Giống như tinh thần ngày ANZAC của Úc là chất keo kết nối tinh thần quốc gia của dân chúng Úc, tinh thần ngày 30 tháng Tư sẽ mãi mãi là ngọn đuốc dẫn dắt chúng ta trên con đường đưa quê hương đến thanh bình, tư do và hạnh phúc thật sự và vĩnh cửu.

HƯNG VIỆT (Brisbane)
28/04/2015

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* Năm Thủ Tướng trong năm năm: Malcolm Turnbull “đảo chánh” Tony Abbott

Posted by hungvietbrisbane on 21/09/2015


Năm Thủ Tướng trong năm năm: Malcolm Turnbull “đảo chánh” Tony Abbott

Trong mùa Hè sắp tới, nếu có dịp thăm viếng Brisbane và trãi qua một ngày giông bão đặc trưng của thành phố này, ông Tony Abbott sẽ có những giây phút để trầm mặc hồi tưởng lại những diễn biến đã xảy ra trong ngày 14 tháng Chín năm nay.

Buổi sáng: quang đãng. Buổi trưa: mây đen bắt đầu vần vũ. Buổi chiều: giông gió nỗi lên. Buổi tối: sấm sét, mưa bão. Đến khuya: chỉ còn lại tang thương, tiêu điều.

Sáng thứ Hai 14/9, ông Abbott, giờ phút đó vẫn còn là Thủ tướng nước Úc, đang ở Adelaide để thăm viếng một trung tâm quản trị giao thông. Khi được các phóng viên hỏi về những tin hành lang cho biết có thể có một cuộc bỏ phiếu để bầu lại lãnh tụ đảng Tự Do, ông Abbott đã phủ nhận với câu trả lời cổ điển “Tôi không tham gia vào trò chơi đồn đoán ở Canberra. Tôi chỉ đang tập trung vào việc phục vụ nước Úc.”.

Cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott

Cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott

Đến trưa, trước giờ Chất Vấn (Question Time) tại Hạ viện ở Canberra, bà Ngoại trưởng Julie Bishop vào gặp ông Abbott để yêu cầu ông này hoặc bước xuống hoặc kêu một cuộc bầu cử lãnh tụ.

Đây là một đòn chí tử đối với ông cựu Thủ tướng vì tiếng nói của bà Ngoại trưởng có ảnh hưởng đối với rất nhiều bạn đồng viện. Bà cho ông Abbott biết một số đông dân biểu và Thượng nghị sĩ từng ủng hộ ông hồi tháng Hai đã bỏ rơi ông và ông sẽ không có đủ con số 51 phiếu cần thiết.

Sau khi Question Time chấm dứt lúc 3 giờ chiều, ông Tổng trưởng Truyền thông Malcolm Turnbull đến gặp ông Abbott để đệ đơn từ chức Tổng trưởng nói trên và yêu cầu có một cuộc bỏ phiếu bầu lãnh tụ.

Bốn giờ chiều, trong một cuộc họp báo trong khuôn viên quốc hội, ông Turnbull đã có một bài trình bày ứng khẩu ngắn gọn, xúc tích. Đầu tiên, ông nêu lên khuyết điểm chính yếu của người đương nhiệm:

“ … Rõ ràng chính phủ đang không thành công trong việc cung cấp một sự lãnh đạo về kinh tế. Đây không phải là lỗi của cá nhân các Bộ trưởng. Cuối cùng thì ông Thủ tướng đã không thể cho chúng ta một sự lãnh đạo kinh tế mà quốc gia chúng ta cần có. Ông đã không cho được một sự tin tưởng về kinh tế mà doanh thương cần có…”.

Sau dó, ông Turnbull đề cập đến những điều cần phải làm:

“… Chúng ta cần sự chuyên tâm, không cần khẩu hiệu. Chúng ta cần tôn trọng trí thông minh của người dân Úc… Chúng ta cần một phương thức lãnh đạo mới khi làm việc với mọi người … Chúng ta cần phải thực sự tham vấn với các bạn đồng viện, các dân biểu, các TNS, cộng đồng rộng lớn bên ngoài… Chúng ta cần chấm dứt việc lập chính sách tùy hứng và việc quyết định đơn phương bởi ngưởi lãnh tụ..”

Đến 6 giờ chiều, ông Tony Abbott tuyên bố sẽ có cuộc bỏ phiếu vào ngay hôm tối thứ Hai sau khi nhắc nhở mọi người “ … Đảng Tự do không phải là đảng Lao động (ý nói đến các cuộc thay đổi lãnh tụ như chong chóng dưới thời Rudd – Gillard – Rudd) …” cùng những thành quả mà chính phủ của ông đã đạt được “ .. ngăn chận tàu tầm tỵ, gia tăng ngân sách, giảm thuế và tăng số công ăn việc làm”. Ông kết luận “ .. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng đảng chúng tôi tốt hơn như thế này, chính phủ chúng tôi tốt hơn như thế này và, lạy Chúa, quốc gia chúng ta tốt hơn như thế này”.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra lúc 9giờ15 tối thứ Hai và chỉ 40 phút sau, kết quả được công bố là ông Abbott được 44 phiếu trong khi ông Turnbull được 54 phiếu, trở thành vị Thủ tướng thứ 29 của nước Úc. Về chiếc ghế Phó lãnh tụ, bà Julie Bishop thắng dễ dàng với 70 phiếu trong khi ông Kevin Andrews được 30 phiếu.

Sai lầm của Abbott.

Cựu Thủ tướng Tony Abbott đã phạm những lỗi lầm gì để bị các bạn đồng viện bất tín nhiệm, khiến ông mất ghế lãnh tụ trong vòng chưa đầy hai năm kể từ khi nhậm chức ?

Từ hôm đầu tuần đã có những bài gởi lên trên các trang mạng nhắc lại những câu nói hoặc việc làm hớ hênh của ông Abbott trong gần 24 tháng qua. Tuy nhiên, nếu có thời gian ngồi suy ngẫm lại, ắt hẳn ông phải nghiền ngẫm ngân sách đầu tiên vào tháng Sáu năm 2014. Như một người mẹ thai nghén đứa con đầu lòng, ông cho ra đời ngân sách đó cùng ông Tổng trưởng Ngân khố Joe Hockey chỉ chin tháng sau ngày đăng quang.

Ông không thể nào ngờ rằng đó là sự khởi đầu của hồi kết thúc.

Các gia đình có lợi tức thấp bị ảnh hưởng mạnh, giới trung lưu bị mạnh hơn và các cha mẹ độc thân bị nặng nhất. Lợi tức của 20% dân Úc giàu có nhứt thì lại được che chở, chỉ bị sút giảm 0.2%.

Nhưng tai hại hơn, ngân sách đó đã đánh dấu một sự thất hứa trầm trọng với quần chúng. Tuy trong những tháng đầu tiên đã có những chuyện xoay lưng 180 độ khiến dân chúng bắt đầu nghi ngờ về sự thành thật của chính phủ, nhưng chính bản ngân sách 2014 là phát súng ân huệ.

Các sắc thuế mới được ban hành; quyền lợi hưu bổng bị giảm thiểu; ngân sách giáo dục bị cắt $80 tỷ; ngân sách của hai hệ thống truyền thanh và truyền hình ABC và SBS bị cắt; và ngân sách của các bệnh viện cũng bị gia giảm.

Các cuộc thăm dò dân ý cho thấy mức ủng hộ liên đảng tuột dốc – và không bao giờ hồi phục.
Có lẽ ông Abbott đã tính sai một thế cờ, là với tình trạng kinh tế quốc gia đang trong giai đọan suy thoái sau bảy năm xáo trộn với các chính phủ Rudd / Gillard / Rudd với ngân sách thâm thủng trầm trọng, ông muốn trình bày các tin xấu ra trước cho xong rồi mới đưa ra các giải pháp.

Nhưng sự hồi phục đã không đến và quan trọng hơn, dân chúng đã không bao giờ được nghe những lý lẻ có tính cách thuyết phục từ chính phủ liên đảng về kế hoạch quản trị kinh tế.

Từ đó, lòng trung thành của nhiều dân biểu Tự do bắt đầu bị lay chuyển.

Malcolm Turnbull là ai ?

Malcolm Bligh Turnbull sinh ở Sydney vào ngày 24/10/1954. Mẹ của ông là bà Coral Lansbury, một nhà văn và giáo sư văn chương gốc Anh, sau này ly dị với chồng, ông Bruce Turnbull, và sang Hoa kỳ làm việc.

Tân Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull

Tân Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull

Thành công đến với Malcolm Turnbull rất sớm.

Ông là một học sinh xuất sắc ở trường trung học Sydney Grammar, đậu bằng cử nhân đôi về Luật và Văn khoa ở đại học Sydney và được học bổng Rhodes Scholar để học bằng Luật thứ nhì ở đại học Anh quốc nổi tiếng Oxford.

Năm 1980, ông lập gia đình với cô Lucy Hughes, ái nữ của ông Tom Hughes, trạng sư danh tiếng ở Sydney và cũng là Tổng trưởng Tư pháp thời chính phủ Gorton.

Năm 1986, ông Turnbull trở nên nổi tiếng qua vụ án Spycatcher trong đó ông đã thắng được các nổ lực của chính phủ Anh muốn ngăn chận việc xuất bản hồi ký của Peter Wright, cựu điệp viên MI5.

Năm sau đó, hùn vốn với hai ông Neville Wran và Nicholas Whitlam, ông thành lập một ngân hàng thương nghiệp, nhanh chóng thu hút được đông đảo khách hàng.

Năm 1994, ông giúp phát triển công ty internet Ozemail để sau đó bán đi với một số tiền lời kếch xù.

Ông tân Thủ tướng của Úc đã là chủ tịch của Phong trào nước Úc Cộng hòa từ năm 1993 đến năm 2000 và khi phong trào này thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1999, ông đã lên án ông John Howard là “vị Thủ tướng đã làm tan nát con tim của quốc gia này”.

Năm 2003, khi đang là thủ quỹ liên bang của đảng Tự do, ông đã tranh với vị dân biểu đương nhiệm Peter King để được đảng này tuyển chọn làm ứng cử viên cho đơn vị Wentworth ở Sydney và đã thắng cuộc, sau khi đầu tư vào đó $600,000.

Với tài sản trị giá trên $140 triệu, ông đã từng là dân biểu giàu nhứt nước Úc nhưng sau này đã bị ông Clive Palmer qua mặt.

Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Turnbull đã được Thủ tướng John Howard bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Môi Trường. Nhiệm kỳ sau đó, ông trở thành lãnh tụ đối lập khi ông Howard về hưu và ông thắng ông Brendan Nelson trong lần tranh chiếc ghế này vào năm 2008.

Nhưng đến tháng Chạp 2009, ông đã thua ông Tony Abbott chỉ có một phiếu mà nhiều người cho rằng vì ông đã hổ trợ cho kế hoạch thuế khí thải của đảng Lao động.

Ông Turnbull là một chính trị gia biết nhẫn nại, chờ thời cơ đúng lúc. Tháng Hai năm nay, khi nội bộ đảng Tự do dao động với các kết quả thăm dò ý kiến không thuận lợi và đòi hỏi phải có một cuộc bỏ phiếu bầu lãnh tụ, ông Turnbull biết mình chưa có đủ sự hậu thuẩn nên đã để ông Abbott chiến thắng không đối thủ.

Đợi đến thứ Hai tuần này, ông Turnbull mới ra tay với kết quả như chúng ta đã thấy.

Vai trò của bà Julie Bishop.

Chiến thắng của ông Malcolm Turnbull được hầu hết các quan sát viên nhận định rằng một phần lớn là nhờ sự hậu thuẩn của bà Ngoại trưởng Julie Bishop.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại LHQ

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại LHQ

Bà đã và đang là Phó lãnh tụ của đảng Tự do liên tục từ năm 2007 đến nay, qua các thời Brendan Nelson, Turnbull, Abbott và bây giờ trở lại với Turnbull. Tối thứ Hai, bà đã nói rõ là nếu ông Abbott giữ ghế lãnh tụ, bà sẽ không ứng cử chức Phó.

Ông Michael Kroger, chủ tịch đảng bộ đảng Tự do tiểu bang Victoria, nói với Sky News trước cuộc bỏ phiếu là sự thay đổi của bà Bishop là một động thái có tính cách quyết định.

Quyết định của bà Bishop được nhiều người trong chính phủ liên đảng khen ngợi là một hành động can đảm vì bà đã đặt chức phó lãnh tụ, và theo đó là chiếc ghế Ngoại trưởng, của bà vào canh bạc.

Cùng với Tổng trưởng Thương mâi Andrew Robb và Tổng trưởng Dịch vụ Xã hội Scott Morrison, bà Bishop được xem là người làm việc hiệu quả, sau khi không được thành công lắm trong chức vụ Tổng trưởng đối lập về Ngân khố vào những năm 2008, 2009. Bà rất được các dân biểu Tự do ở hàng ghế sau ưa chuộng.

Một yếu tố ngấm ngầm mà người ta nghĩ có thể đã thúc đẩy bà Bishop bỏ rơi ông Abbott lần này là vì bà không làm việc được với bà Peta Credlin, bí thư của ông cựu Thủ tướng.

Rồi sẽ ra sao ?

Một ngày ngay sau cuộc “chỉnh lý”, cuộc thăm dò dân ý Morgan với 1,204 cử tri Úc cho thấy kết quả tức thì: 70% chọn ông Turnbull làm Thủ tướng, 24% chọn ông Bill Shorten với 6% chưa quyết định.
Điều này cho thấy ông tân Thủ tướng đã có ngay một cơ hội để đoàn kết toàn dân bằng cách lãnh đạo từ trung điểm, thay vì từ cánh hữu như ông Abbott hay cánh tả như đảng Lao động.

Điều này có nghĩa là ông sẽ chủ trương “cấp tiến xã hội” và “bảo thủ kinh tế”. Việc cân bằng hai động thái này cùng một lúc không phải dễ.

Trong giai đoạn hiện tại, ông Turnbull phải tìm cách xóa bỏ những tị hiềm, khích bác giữa hai phe trong đảng Tự do, càng sớm càng tốt vì sự khác biệt 10 phiếu không phải là một gối đệm an toàn để ông có thể ngủ yên trên chiến thắng. Chỉ cần sáu đồng viện trở nên bất hòa là lại sẽ có chính biến. Ông và đảng Tự do ắt hẳn không muốn trở lại thời kỳ đen tối 2007 đến 2013 của ba chính phủ Lao động liên tiếp.

Ngoài ra, ông Turnbull còn phải trấn an thành phần bảo thủ trong đảng vì những quan niệm “cấp tiến” của ông vế các vấn đề nước Úc theo thể chế Cộng hòa, hôn nhân đồng tính và thay đổi khí hậu.

Tuy nhiên, thử thách đầu tiên của ông Turnbull là việc bổ nhiệm thành phần nội các: quân bình các phe phái, các khuynh hướng, các tiểu bang, tỷ lệ nam nữ v.v… bao giờ cũng là những bài toán nhức đầu cho một tân Thủ tướng.

HƯNG VIỆT (Brisbane)
15/09/2015

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc | Tagged: , , , , , , , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* Chính phủ Lao động Queensland bấp bênh với cuộc khủng hoảng Billy Gordon

Posted by hungvietbrisbane on 17/09/2015


Chính phủ Lao động Queensland bấp bênh với cuộc khủng hoảng Billy Gordon


Làm truyền thông, đôi khi cố nặn óc cũng không thấy có một đề tài ưng ý để đặt bút. Nhưng ngược lại, có khi định viết về một chuyện nào đó thì một biến cố khác lại xảy ra, nên phải “chuyển hướng”.

Tuần này, chúng tôi phải đổi đề tài đến hai lần. Việc ông cựu Thủ tướng thứ 22 của nước Úc, Malcolm Fraser, ra đi vĩnh viễn để lại nhiều ngậm ngùi, u buồn trong lòng người Việt tỵ nạn tại Úc. Chưa qua nỗi bàng hoàng thì tin ông Lý quang Diệu, Thủ tướng lập quốc của Tân gia ba cũng đã nối gót theo sau.

Cả hai là những chính trị gia tài giỏi, mỗi người đã mang lại cho quốc gia của mình một đời sống tốt đẹp hơn trên các lãnh vực khác nhau: ông Fraser với một nền dân chủ đa văn hóa cho Úc, ông Lý quang Diệu một nền kinh tế phú cường cho Tân gia ba.

Tuy nhiên, chưa kịp viết dòng nào cho cả hai thì một biến chuyển chính trị quan trọng lại xảy ra ở ngay tại tiểu bang Queensland của chúng ta, đang làm lung lay, và có thể đi đến cả chuyện sụp đổ, chính phủ của bà Annastacia Palaszczuk.

“Nói sao ? “ Có bạn đọc sẽ hỏi ngay. “Chính phủ này mới được bầu lên hồi cuối tháng Giêng mà ?”.

Thưa đúng vậy. Và hơn thế nữa, các dân biểu chỉ mới tuyên thệ vào hôm thứ Ba đầu tuần rồi 24/3 với dân biểu Peter Wellington, như dự đoán, đã được bầu làm Chủ tịch sau khi tuyên bố sẽ ủng hộ chính phủ thiểu số Lao động.

Đến hôm sau, thứ Tư, một lễ khai mạc linh đình, trọng thể đã diễn ra với 19 phát đại bác bắn từ Kangaroo Point chào mừng ông Toàn quyền Paul de Jersey đến chủ tọa.

Sau đó, 89 vị đại diện dân cử của tiểu bang Queensland chỉ nhóm họp được một ngày vào hôm thứ Năm 26/3, thì một trái bom đã nổ tung vào ngày hôm sau, thứ Sáu 27/3 ngay giữa nghị trường.

Cáo trạng nghiêm trọng.

Sáng hôm đó, một bài báo trên Courier-Mail tiết lộ dân biểu Billy Gordon, thuộc đơn vị Cook ở cực bắc Queensland, đang có những hành vi không chịu khai thuế và không trả tiền cấp dưỡng nuôi hai đứa con, 8 và 12 tuổi.

Dân biểu Qld Billy Gordon

Dân biểu Qld Billy Gordon

Trả lời về vấn đề này trước quốc hội, bà Thủ hiến Palaszczuk cho biết ông dân biểu này đã điều chỉnh tình hình và “vấn đề đã được giải quyết”.

Nếu câu chuyện chỉ có thế thì không có gì để nói.

Tuy nhiên, bức thư mà văn phòng của bà Thủ hiến nhận được, ngoài hai vần đề trên, còn có những cáo buộc về bạo hành và đe dọa hành hung.

Người vị cũ của DB Billy Gordon

Người vị cũ của DB Billy Gordon

Người phụ nữ sống chung với ông Gordon trước đây cáo buộc rằng ông ta đã liên tiếp đánh đập bà. Bà này viết thư cho Thủ hiến và nhiều vị dân cử khác:

“Vào một dịp khác, chúng tôi ngừng xe ở đèn đỏ và anh ta đánh tôi trong một cơn giận dử”.
“Một dịp khác nữa, anh ta đấm tôi mạnh đến nổi đầu tôi đập vào kiếng bên cửa xe và bị bất tỉnh. Anh ta trở nên rất giận dữ và quạt vào vai tôi. Tôi kinh hoàng và hỏi anh ta tại sao làm vậy. Anh ta chỉ nói ‘ Câm miệng lại’”.

“Chúng tôi cãi nhau và anh ta đánh tôi. Chuyện cũ lại tái diễn và tôi nói với anh ta là tôi trở về Innisfail, anh ta có thể nói chuyện với tôi ở đó”.

“Một đêm khuya, tôi bắt gặp anh ta đang mài những con dao trong khi TV đang chiếu một chương trình kỳ quái. Tôi hỏi anh ta đang làm gì vậy và anh ta trả lời ‘Đi ngủ lại đi’. Tôi rất sợ hãi”.

“Tôi sẽ vui mừng nếu quý vị xét giùm tôi chuyện này vì tôi không biết đi về đâu”.

Bà Thủ hiến Palaszczuk cho biết bà đã chuyển ngay vào ngày thứ Sáu 27/3 những cáo trạng này sang ông Ian Stewart, Tổng Giám đốc Cảnh sát Queensland, nói rằng bà cũng đã thông báo cho văn phòng trung ương của đảng Lao động biết mọi chi tiết ngay sau khi nhận được vào ngày 18/3.

Thủ hiến Qld, bà Annastacia Palaszcuk

Thủ hiến Qld, bà Annastacia Palaszcuk

Tuy nhiên, báo Sunday Mail tiết lộ họ có bằng chứng bức thư đã được gởi đến văn phòng Thủ hiến vào ngày 13/3. Điều này đã khiến lảnh tụ đối lập Lawrence Springborg nêu nghi vấn về một âm mưu che đậy vụ việc này nhưng cuối cùng đã không thành công và bị đổ bể.

Bản tự khai.

Đến ngày thứ Bảy cuối tuần qua, dân biểu Billy Gordon đã phổ biến một thông tư, nói không có gì để bào chữa cho các hành vi của ông nhưng đề cập đến một tuổi thơ khó khăn.
“Suốt cuộc đời tôi, tôi đã và đang phải vượt qua những thử thách và nghịch cảnh. Đặc biệt là một đứa trẻ thổ dân”.

“Lớn lên trong một gia đình với đầy những thử thách và không được hoàn hảo mà cả cha lẫn mẹ của tôi phải vật lộn hàng ngày để nuôi sống gia đình”.

“Tôi nhớ lúc còn nhỏ đã ao ước lớn lên trong một gia đinh ‘bình thường’. Chẳng may, điều đó không xảy ra. Tôi nhớ khi còn nhỏ, vẫn thường muốn có những thứ mà các đứa trẻ khác được có như đôi giày, chiếc xe đạp, trái banh v.v…”

“Một trong những thứ mà tôi ao ước nhứt, ngay cả trong những năm vào tuổi thiếu niên, là một người cha mẫu mực, nhứt là khi tôi có những va chạm nghiêm trọng với luật pháp”.

Ông Gordon đã liệt kê những “va chạm” này như sau:
(*) 1987, xâm nhập gia cư và trộm cắp ở Innisfail;
(*) 1990, đột nhập với ý đồ, có ý định đột nhập và trộm cắp ở Atherton;
(*) 1992, vi phạm án lệnh tại ngoại ở Atherton;
(*) 1996, làm phiền toái nơi công cộng ở Normanton;
(*) 1999, vi phạm án lệnh tại ngoại
Ngoài ra, ông dân biểu đơn vị Cook cho biết ông đã hai lần bị treo bằng lái xe vì lái xe không có bằng lái vào năm 2004 và 2008.

Cuối cùng, năm 2008, ông bị án lệnh cấm tiếp xúc vì bạo hành (AVO) với mẹ của ông vì lời than phiền của bà này.

Không còn sự lựa chọn.

Tranh cử với chủ trương “một chính phủ chính trực và trong sáng”, đến đây thì bà Thủ hiến Palaszczuk không còn sự lựa chọn nào khác hơn là trục xuất ông Billy Gordon ra khỏi đảng Lao động.
Hơn thế, bà Thủ hiến đòi hỏi ông Gordon phải từ chức dân biểu dù bà cũng biết rằng chỉ có chính đương sự mới có quyền quyết định này.

Bà nhìn nhân rằng việc trục xuất ông Gordon có thể gây nguy hiểm cho sự tồn tại của chính phủ Lao động mới được bầu lên chưa đầy hai tháng và chỉ thực sự mới nhóm họp có một ngày. Bà nhấn mạnh:

“Tôi nói rõ với ông ta rằng ông ta đã không giữ đúng những tiêu chuẩn của tôi và không đáp ứng những tiêu chuẩn của Queensland.”.
“Tôi đang đặt chức vụ Thủ hiến của tôi vào tình trạng bấp bênh”.
“Ông ta đã không thành thật với tôi. Nếu anh nhìn thẳng vào mặt tôi và không thành thật, sẽ không có cơ hội thứ hai”.

Tương lai quốc hội Queensland.

Có một vài viễn cảnh có thể xảy ra.

Thứ nhứt, nếu ông Billy Gordon từ chức, đơn vị Cook sẽ có một kỳ bầu cử bổ túc và đảng Lao động có nhiều hy vọng giữ được ghế này vì từ trước tới nay, Liên đảng chỉ thắng ở đơn vị nói trên có hai lần. Nếu thế, tình trạng ở quốc hội Queensland sẽ không có gì thay đổi.

Thứ hai, nếu ông Gordon vẫn ngồi lì ở đó và trở thành một dân biểu độc lập. Như vậy, túc số ở quốc hội sẽ trở thành 43 Lao động, 42 Liên đảng và 4 Độc lập. Một trong bốn vị độc lập là ông Chủ tịch Peter Wellington đã tuyên bố rõ ràng là ủng hộ Lao động. Hai người khác, Robbie Katter và Shane Knuth, thuộc Katter Party thường có khuynh hướng bảo thủ, thiên về Liên đảng dù hôm Chủ nhật, ông Robbie Katter có tuyên bố “Chúng tôi không thiên về chuyện làm sụp đỗ chính phủ và đang nói chuyện với chính phủ Lao động”.

Hai dân biểu Shane Knuth và Robbie Katter

Hai dân biểu Shane Knuth và Robbie Katter

Tuy nhiên, nếu hai dân biểu này, cộng thêm với ông Billy Gordon, cùng bỏ phiếu cho Liên đảng thì chính phủ có 44 phiếu và độc lập có 45 phiếu. Như vậy, viễn cảnh chúng ta lại phải đi bầu trong một tương lai không xa rất có thể sẽ xảy ra.

Tin tức giờ chót cho biết ông Billy Gordon đã gởi lên mạng xã hội tweeter nói rằng ngày thứ Hai, ông có cuộc mổ mắt quan trọng nên “tôi cần nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và tham vấn luật pháp”.

Một câu thường được dùng để nói về thời tiết ấm áp, tốt đẹp ở tiểu bang nắng ấm này là “Queensland, beautiful one day, perfect the next”. Xin được sửa lại để thích ứng với tình hình chính trị địa phương “Queensland, surprising one day, fascinating the next”.-

HƯNG VIỆT (Brisbane)
30/03/2015

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc | Tagged: , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* LAZARUS TÂN THỜI MUỐN PHỤC SINH SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ

Posted by hungvietbrisbane on 17/09/2015


LAZARUS TÂN THỜI MUỐN PHỤC SINH SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ


Cách đây đúng môt tuần, tôi đi dự đám tang của một người bạn, trẻ hơn tôi gần một con giáp, qua đời sau một cơn bạo bệnh.

Trong tang lễ, Linh mục chủ lễ đã có một bài giảng về Sự Sống Lại qua một câu chuyện trong Phúc âm John, chương 11. Theo đó, Lazarus là một đệ tử của Chúa, em của Mary và Martha, sống ở làng Bethany gần Jerusalem. Khi Lazarus lâm bệnh nặng, hai cô gởi lời đến thưa với Chúa Giêsu rằng “Người mà Thầy yêu thương đang đau liệt”. Thay vì đi Bethany ngay, Chúa Giêsu đã lưu lại hai ngày.

Đến nơi, Lazarus đã qua đời và được an táng đã bốn ngày. Martha than khóc Chúa đã không đến sớm để cứu Lazarus thì Chúa Giêsu đã đáp lời với câu nói ta thường nghe “Ta là Sự Sống lại và là Sự Sống. Anh ấy đã tin ta, thì dẫu có chết, anh ấy cũng sống lại”.

Xong Chúa Giêsu đến cửa mộ, đọc lời cầu nguyện và kêu Lazarus bước ra. Lazarus xuất hiện, trên người còn quấn các tấm vải liệm.

Dù là người ngoại đạo, người viết nhớ đến bài giảng trên vì cuối tuần qua đọc tin tức, được biết đến một Lazarus tân thời cũng vừa tìm lại được sự sống, hiểu theo nghĩa bóng.

Đó là Glenn Lazarus, một Thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Queensland tại quốc hội liên bang. Ông đã tuyên bố với báo chí vào sáng thứ Năm là ông đã từ chức đảng viên của Palmer United Party (PUP) vì “không đồng ý với cách thức làm việc tập thể của ông Clive Palmer, lảnh tụ của đảng này”.

TNS Glenn Lazarus

TNS Glenn Lazarus

Glenn Lazarus là ai ? Và chuyện ông ta ra khỏi đảng PUP có là điều đáng ngạc nhiên không ? Có phải “tinh thần đồng đội” là lý do thật sự khiến ông ta chia tay với PUP hay không ?

Một “viên gạch có mắt”.

Glenn Patrick Lazarus sinh năm 1965 ở Queanbeyan, tiểu bang NSW, trong quá khứ đã là một cầu thủ rugby league chuyên nghiệp rất xuất sắc. Ông đã từng đại diện cho tiểu bang NSW và cho nước Úc, đồng thời cũng là cầu thủ đầu tiên đã thắng được ba giải vô địch toàn quốc cho ba đội cầu khác nhau là Canberra Raiders, Brisbane Broncos và Melbourne Storm.

Ông chuyên chơi vai trò tiền đạo và là một cầu thủ rất vững chắc, đối phương khó lòng vượt qua được nên đã từng có biệt hiệu là “the brick with eyes” “viên gạch có mắt”.

Năm 2000, ông được trao tặng Huân Chương Thể thao của Úc để tưởng thưởng những đóng góp của ông về môn rugby league trên thao trường quốc tế. Năm 2005, khán đài phía Tây của vận động trường Thế vận hội ở Sydney được đặt tên Lazarus. Ngoài ra, ông còn được trao tặng nhiều vinh dự khác trong lảnh vực thể thao.

Năm 2010, ông chuyển sang thương trường và đến năm 2013, bước vào chính trường. Ông gia nhập đảng PUP và được tuyển chọn đứng đầu liên danh ứng cử Thượng viện của đảng này trong kỳ tổng tuyển cử liên bang vào tháng Chín năm 2013. Ông đã đắc cử vào Thượng viện khi liên danh của ông được 9.89% số phiếu căn bản cùng với một số phiếu tương nhượng từ tập thể các đảng phái nhỏ và các ứng viên độc lập.

Ông đã bắt đầu nhiệm kỳ 6 năm từ tháng Bảy 2014 với tư cách lảnh tụ đảng PUP ở Thượng viện.

Con rối của Palmer ?

Như đã có lần trình bày cùng đọc giả, khi tỉ phú Clive Palmer đứng ra thành lập một đảng phái chính trị, nhiều người đã đặt dấu hỏi về động lực thúc đẩy ông này làm chuyện đó. Có phải thực sự ông muốn ra tay “kinh bang tế thế” ? Hay có chút tiền rồi bây giờ muốn có chút danh ? Hay thật sự chỉ để muốn trả thù Thủ hiến Queensland lúc bấy giờ, ông Campbell Newman, đã ngăn chận kế hoạch phát triển vùng vịnh Galilee khiến ông ta không tiến hành được việc thiết dựng một đường rầy xe lửa để chuyên chở than đá từ các mỏ quặng của ông ra đến bến cảng ?

Dân biểu Clive Palmer, lãnh tụ đảng PUP

Dân biểu Clive Palmer, lãnh tụ đảng PUP

Dầu gì đi nữa, đảng PUP đã mang một luồng sinh khí mới cho chính trường Úc, tương tự như đảng Dân Chủ hồi thập niên 80s và đảng One Nation vào thập niên 90s. Nhất là khi “chủ tịch” Clive Palmer đã tung ra một số tiền vận động khổng lồ mà ký giả Hedley Thomas của nhật báo The Australian sau này đã có loạt bài đặt nghi vấn là ông Palmer đã có thể rút ra từ trương mục của một công ty khoáng sản mà ông có phần hùn với người Trung quốc.

Trong kỳ tổng tuyển cử nói trên, đảng PUP đã thu hút được một số đông cử tri với kết cuộc là chính ông Palmer đã chiếm được một ghế trong Hạ viện và ba đảng viên PUP đã được bầu vào Thượng viện là ông Lazarus, bà Jacqui Lambie và một người Úc gốc Hoa là Dio Wang.

TNS Dio Wang đang phát biểu trong Thượng viện

TNS Dio Wang đang phát biểu trong Thượng viện

Nhưng theo dõi sinh hoạt chính trường của bốn người này, người ta không khỏi lấy làm thất vọng. Lảnh tụ Clive Palmer nhiều lần không tham dự các phiên nhóm của Hạ viện, viện cớ là “tôi có nhiều chuyện khác quan trọng hơn phải làm”. Không hiểu là một đại diện dân cử, còn có chuyện nào quan trọng là lên tiếng trong nghị trường thay cho cử tri của mình ?

Về phần bốn TNS, bà Jacqui Lambie thường có những lời tuyên bố “tạo nhiều sững sốt”. Chẳng hạn như hồi tháng Bảy năm ngoái, trong một chương trình hội thoại trên đài phát thanh Heart 107.3FM, bà đã hỏi một nam thính giả 22 tuổi một câu hỏi có thể gọi là rất nham nhở mà chúng tôi không thể nào lập lại trên một trang báo gia đình như SS Tuần báo.

Trong khi ông Dio Wang quá kín tiếng thì TNS Lazarus đã gây sóng gió hồi tháng Mười năm rồi, khi ông đã lợi dụng túc số có được ở Thượng viện liên bang để được chấp thuận một cuộc điều tra về chính phủ tiểu bang của ông Campbell Newman.

Dùng lối chơi chữ, nhiều bình luận gia đã đặt câu hỏi “Is Lazarus a PUP or a puppet?”, “Ông Lazarus là thành viên đảng PUP hay chỉ là một tay bù nhìn?”, hàm ý ông đã bị Clive Palmer giựt dây để trả thù Campbell Newman.

Rạn nứt.

Trong khi TNS Lazarus chưa trả lời câu hỏi trên, bà Jacqui Lambie đã đi trước một bước bằng cách tuyên bố hôm cuối tháng Mười Một năm rồi là bà rút lui ra khỏi đảng PUP và trở thành một TNS độc lập.
Bà Lambie cho biết đã tham vấn các luật gia một cách rộng rãi về tính cách hợp hiến của việc làm này và muốn chấm dứt tình trạng “bất định” về tư cách chính trị của bà.

“ Là một thành viên của đảng PUP đã cản trở tôi trong việc phục vụ Tasmania một cách hữu hiệu nhứt để tiểu bang này có thể phục hồi và thịnh vượng trở lại”.

Đến đây, câu hỏi không còn là ông Lazarus sẽ chấm dứt liên hệ với đàng PUP hay không, mà là khi nào và bằng cách nào ông ta sẽ làm như thế ?

Sáng thứ Năm tuần qua 12/3, ông Lazarus đã trả lời những thắc mắc trên với lời giải thích như đã nêu lên ở phần mở đầu của bài viết này. Ông không quên cám ơn tỉ phú hầm mỏ Palmer đã giúp cho ông có cơ hội bước vào chính trường.

Ngày hôm sau, trong các cuộc phỏng vấn bởi các giới truyền thông, TNS Lazarus lập đi lập lại cụm từ “tinh thần đồng đội” và giải thích thêm rằng “buổi sáng thức dậy mới được biết qua giới truyền thông về những chính sách mà đảng mình vừa mới đưa ra thì cũng hơi .. khó làm việc”.

Các quan sát viên chính trường nói lời tuyên bố trên có liên quan đến quyết định của ông Palmer vào hôm đầu tháng Ba là “đảng PUP sẽ bỏ phiếu trắng cho các dự luật ở Thượng viện cho tới khi nào chính phủ chấm dứt tình trạng hổn loạn”, ý nói đến sự bất ổn về vấn đề chọn người lảnh tụ trong Liên đảng.

Người ta được biết hai ông Palmer và Lazarus đã tranh luận với nhau một cách sôi nỗi về vấn đề này và ông Palmer đã đơn phương đi đến quyết định, không một chút lịch sự tối thiểu là thông báo trước cho ông Lazarus biết.

Ông cũng tiết lộ đã nhiều lần, ông bị bắt buộc phải bỏ phiếu cho các dự luật ở Thượng viện trái với ý muốn của ông, dù ông không nói rõ thêm là các dự luật nào.

Thế nhưng lý do thực sự khiến ông Lazarus quyết định trở thành một TNS độc lập có phải đúng như vậy không ?

Giọt nước tràn ly.

Cho dù có đúng đi nữa, lý do ở phía sau cũng là một chất xúc tác quan trọng không kém.

Đó là sự kiện vợ của ông Lazarus, bà Tess Sanders Lazarus, đã bị sa thải một ngày trước đó ra khỏi chức vụ ủy viên điều hành của đảng PUP ở Canberra khi bị cáo buộc là chỉ chăm lo công việc của chồng là TNS Lazarus và “không thi hành các chức năng của mình”, một thông cáo của văn phòng đảng PUP cho biết như vậy.

Tuy nhiên, bà Lazarus đã trả lời trong một bản lên tiếng rằng “ tôi đã nói rõ với Clive rằng tôi không vui vẻ khi bị hà hiếp và khi phải đối đầu với những ngôn tử thô lổ”.

Như hầu hết các câu chuyện khác trên chính trường, chúng ta bao giờ cũng chỉ được biết có “nửa phần sự thật”. Quan trọng là những biến động đó sẽ có ảnh hưởng ra sao đối với chính trường Úc ?

Rõ ràng nhứt là sinh hoạt ở Thượng nghị viện lại càng trở nên khó khăn hơn. Với tám TNS độc lập, giờ đây, mỗi khi muốn một sắc luật được thông qua, chính phủ Abbott phải điều đình với tám cá nhân riêng rẽ, mỗi người có một nghị trình và đơn vị cử tri riêng biệt để chăm sóc.

Điều đình với một hay hai cá nhân đã khó, thỏa mãn tám TNS khác nhau là một thử thách to lớn cho chính phủ Liên đảng. Người ta e ngại nó sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ và chẳng có chuyện gi sẽ được giải quyết cho đến nới đến chốn cả.

Trở lại với Lazarus tân thời, liệu sự dứt khoát, rủ áo ra đi khỏi đảng PUP sẽ phục hồi được sự nghiệp chính trị của ông Lazarus hay không ? Tất cả có lẽ đều tùy thuộc vào chính ông ta vì cử tri có thể đã một lần lầm lỡ, bỏ phiếu cho đảng PUP, nhưng ít khi họ lập lại lỗi lầm lần thứ hai. Ai không tin, cứ hỏi Pauline Hanson thì rõ.-

HƯNG VIỆT (Brisbane)
16/03/2015

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc | Tagged: , , , , , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* Băng đảng ma túy Bali Nine : Nhân đạo hay Chính trị ?

Posted by hungvietbrisbane on 17/09/2015


Băng đảng ma túy Bali Nine : Nhân đạo hay Chính trị ?


Một cuộc tranh luận đã và đang diễn ra trong nhiều tuần qua về việc Nam Dương có nên xử tử hai tử tù Myuran Sukumaran và Andrew Chan về tội âm mưu đem 8 kí lô nha phiến về Úc qua ngã Nam Dương hay không.
Đến khi chúng tôi đang viết bài này, hai can phạm vẫn chưa được chuyển từ trại giam Kerobokan sang đảo Nusakambangan là nơi mà các cuộc hành quyết thường diễn ra mặc dù có tin việc di chuyển sẽ không còn bao xa nữa.

Quyết định ân xá hay tiến hành cuộc thi hành bản án từ Tổng Thống Nam Dương càng để lâu, cuộc tranh luận càng trở nên sôi nổi với hai bên bênh và chống đều càng ngày càng có nhiều lập luận hơn.
Trước khi xét đến cuộc tranh luận đó, thiết tưởng một chút về bối cảnh của câu chuyện cũng có thể giúp chúng ta nhìn vấn đề thêm rõ ràng hơn.

Câu chuyện.

Cách đây gần 10 năm, vào ngày 17/4/2005, cảnh sát Nam Dương đã bắt giữ 9 người ở Denpasar, thuộc Bali, Nam Dương khi họ đang âm mưu chuyển 8.3kgs nha phiến, trị giá lúc bấy giờ vào khoảng 4 triệu Úc kim, vào nước Úc.

Chín người gồm có Andrew Chan, Si Yi Chen, Michael Czugal, Renae Lawrence, Tan Duc Thanh Nguyen, Matthew Norman, Scott Rush, Martin Stephens và Myuran Sukumaran.

Hai tử tù Úc ở Nam Dương: Andrew Chan và Myuran Sukumaran

Hai tử tù Úc ở Nam Dương: Andrew Chan và Myuran Sukumaran

Sau nhiều phiên tòa và các lần kháng án, phản kháng án, quyết định cuối cùng về số phận của “Cửu Hổ Bali” như sau:
Andrew Chan – tử hình; Sukumaran – tử hình; Czugal, Chen, Norman, Nguyen, Rush, Stephen – tù chung thân; Lawrence – 20 năm tù

Muốn hành quyết.

Những người đồng ý với bản án tử hình cho rằng hai đầu đảng Sukumaran và Chan cùng bảy tòng phạm biết rõ là họ đang làm gi. Không thể bảo lúc đó họ còn quá trẻ nên đã có những hành động nông nổi.

Tuần qua, một người bạn Úc đã gởi cho người viết một bài đã đăng trên báo Daily Mail ở Úc vào ngày 12/12/2014. Bài báo cho biết trước khi bị bắt ở Bali vào ngày 17/4/2005, trước đó chỉ có 5 ngày, 12/4/2005, Sukumaran và Chan đã tổ chức cho ba thanh thiếu niên khác là Rachel Diaz 17 tuổi, và hai người trẻ gốc Việt là Hutchinson Trần 22 tuổi cùng Chris Vỏ chỉ mới 15 tuổi âm mưu đem 1 kilo nha phiến từ Hồng Kông vào nước Úc bằng cách bỏ vào 114 “túi áo mưa” và nuốt vào trong bụng.

Các mưu toan liên tiếp đó chứng tỏ Sukumaran và Chan là hai tay đầu sỏ buôn bán ma túy chuyên nghiệp và có tính toán, không phải những người chỉ hành động ngu muội vì một món lợi trước mắt.

Họ nói ai lại không chia sẻ đau xót với gia đình các can phạm, những người sẽ phải sống khổ sở, kinh hoàng với nỗi ám ảnh con trai, anh, em của mình đã bị những viên đạn đồng kết liễu mạng sống.

Nhưng thương xót cho hai tử tù thì những người này nghiêm khắc bác bỏ. Họ lập luận hai chàng này đã biết quá rõ họ sẽ phải lảnh những hình phạt ra sao nếu họ bị bại lộ. Bích chương được dán đầy dẫy ở Nam Dương kể rõ những hậu quả của việc nhập cảng và/hay xuất cảng ma túy trên lảnh thổ Nam Dương.

Họ bác bỏ lời biện hộ là án tử hình không thể hiện hữu trong một xã hội văn minh bằng cách nhắc lại văn minh dựa trên sự tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác.

Họ đặt giả thuyết nếu 8 kilo nha phiến đó đã tìm được đường về đến nước Úc, được chia ra để phân phối trên đường phố Sydney, hàng trăm, hay có thể hàng ngàn, cuộc đời sẽ bị ảnh hưởng trong khi những tay chủ chốt sẽ ngụp lặn trong xa hoa, sung túc.

Họ hỏi tiếp trong trường hợp đó, liệu Chan có tìm đến Chúa để truyền bá những lời giảng dạy của Người ? Liệu Sukumaran có khám phá tài năng tiềm tàng về hội họa của mình để mở lớp dạy các bạn trẻ khác cầm bút vẻ hay không ?

Hay chúng sẽ mua xe láng, tậu nhà cao, không đếm xỉa gì tới những khổ đau mà các gia đình nạn nhân phải gánh chịu ?

Xin khoan hồng.

Trong khi đó, nhóm bênh vực cho sự khoan hồng đặt trọng tâm vào hai khía cạnh.

Đầu tiên là giá trị của sự cải huấn. Sukumaran và Chan đã nằm trong vòng lao lý gần 10 năm qua. Trong thập niên dó, hai người đã chứng tỏ có những hành vi hướng thiện. Chan dạy Anh ngữ cho các bạn trong tù và học tập Thánh kinh ngày đêm để tuần qua, đã được chính thức thụ phong là một mục sư. Sukumaran tiêu thì giờ trên các giá vẻ và đã mở các lớp hội họa cho những bạn tù.

Có một tử tù, khi nghe tin các bản án tử hình của hai công dân Úc vẫn sẽ được thi hành đã phát biểu:
“Như vậy thì đem tôi ra sân sau bắn luôn đi, chớ đâu còn hy vọng gì để hoàn lương, hướng thiện nữa, cuối cùng rồi cũng ăn đạn thôi”.

Lại có tin chưa được kiểm chứng là có tử tù khác sẵn sàng chết thay cho Sukumaran để anh này tiếp tục dạy vẻ cho các tù nhân khác.

Lập luận thứ hai của nhóm bênh vực khoan hồng là tính cách đạo đức giả trong quyết định của chính phủ Nam Dương.

Họ nhắc lại rằng, bốn năm trưóc đây, một ô-sin Nam Dương ở Saudi Arabia đã bị xử chém đầu về tội giết chết bà chủ vì bị bà này đày đọa quá khổ sở. Chính phủ và dân chúng Nam Dương hãi hùng trước tin này đến nổi Tổng thống lúc bấy giờ, Susilo Bambang Yudhoyono đã phải ra lệnh cấm không cho các ôsin sang Saudi Arabia làm việc nữa.

Gần đây, Jakarta đang vận động ráo riết – kể cả sẳn sàng trả “tiền chuộc mạng” – để cứu một ôsin khác Satinah Binti Jumadi Ahmad, 41 tuổi, cũng bị bản án tử hình về tội giết chủ nhân tương tự.
Cuối năm ngoái, $1.8 triệu Mỹ kim – đa số từ chính phủ Nam Dương – đã được đóng để cứ mạng 33 tử tù ở xứ Ả rập nói trên.

Trong khi đó, Tổng thống Joko Widodo lại tuyên bố bác bỏ đơn xin khoan hồng của 64 tù nhân đang nằm chờ ngày ra pháp trường ở Nam Dương .

Tháng rồi, sáu người, trong đó có năm người nước ngoài, đã thọ án

Đạo đức giả.

Nếu đơn xin khoan hồng của Sukumaran và của Chan đã được cứu xét cách đây vài năm, có lẽ hai anh đã được khoan nhượng vì cho đến tháng Ba 2013, Nam Dương đang có chính sách khoan hồng cho các tử tù để trả lời những cáo buộc là họ đạo đức gỉả trong quan niệm về việc hành quyết tù nhân.
Tuy nhiên, giờ đây, vì tình hình chính trị, Tổng thống Jokowi muốn chứng tỏ mình là một người cứng rắn, cương quyết.

Điều đó khiến cho các ủng hộ viên và các luật sư biện hộ miễn phí cho hai tử tù Úc phải lúng túng trong việc bênh vực cho lập luận rằng tuy họ chủ trương hủy bỏ bản án tử hình một cách toàn diện, họ chỉ xin khoan hồng cho Sukumaran và Chan chứ không ai khác vì hai người này đã cãi tà quy chánh.
Thật tình mà nói, chính nước Úc cũng vấp phải sự thiếu đồng nhất về bản án tử hình. Năm 2003, khi hai tên đánh bom ở Bali bị kêu án tử hình, cả chính phủ Úc lẫn phe đối lập ở Úc đã ủng hộ bản án hoặc giả vờ làm ngơ.

Đúng hay sai ?

Như vậy thì ai đúng, ai sai ? Bên nào hợp tình, bên nào vô lý ?

Xin được đề nghị là qúy bạn đọc chỉ nên đem đề tài này ra bàn thảo trong các cuộc nói chuyện với những thân hữu mà thôi bởi vì nó dễ đưa đến những tranh cải ráo riết, không quen biết nhau lâu ngày thì dễ đưa đến chỗ mất lòng, mất bồi lắm.

Còn nếu hỏi tại hạ nghĩ sao thì bèn xin đi một đường .. ba phải là tùy theo nhân sinh quan của mỗi cá nhân mà thôi.

Có người đã ví von là khi nói đến triết lý đạo đức, nó cũng tương tự như tranh luận Coke hay Pepsi uống ngon hơn, hoặc nghe Thái Thanh và Thanh Thúy, ai “phê” hơn ai. Người ta thường đi đến kết luận dựa trên những phản xạ tình cảm.

Đó là lý do tại sao trong một cuộc thăm dò ý kiến của cơ quan Morgan tổ chức từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Giêng vừa rồi, dân chúng Úc gần như đã phân chia đồng đều về quan điểm khoan hồng (52%) hay không khoan hồng (48%) cho hai tử tù.

Từ đó, người ta lại đặt ra những giả thuyết khác. Nếu giới tính, tội phạm, tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, gia cảnh và ngay cả hình thức hành quyết của hai tử tù đã khác đi thì sao ? Liệu quyết định có khác đi không ?

Một bỉnh bút Úc đã viết thẳng thừng là nếu Sukumaran và Chan là hai người da trắng thì đã có quyết định khác.

Một điều chắc chán mà ai cũng trông thấy là chính phủ Úc đã cố gắng hết sức để cứu mạng hai công dân quốc gia này. Thủ tướng Tony Abbott đã lên tiếng vừa công khai vừa riêng rẻ với Tổng thống Nam Dương, nhìn nhận sự ngu xuẩn của hai tử tù nhưng cho rằng không đáng để phải ra pháp trường. Ngoại trưởng Julie Bishop cũng đã dùng những đường dây ngoại giao để truyền đạt lời thỉnh cầu của dân chúng Úc , kêu gọi lòng nhân đạo của Nam Dương.

Người ta, và nhất là gia đình của Sukumaran và Chan chỉ lo sợ là lòng nhân đạo đôi khi bị tình hình chính trị lấn át. Cắn cứ theo những diễn tiến trong hai tuần qua, nỗi lo sợ đó ngày càng tăng cao.-

HƯNG VIỆT (Brisbane)
02/03/2014

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc | Tagged: , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* THỦ TƯỚNG TONY ABBOTT: GIANG SƠN DỄ ĐỔI, BẢN TÍNH KHÓ DỜI !

Posted by hungvietbrisbane on 16/09/2015


THỦ TƯỚNG TONY ABBOTT: GIANG SƠN DỄ ĐỔI, BẢN TÍNH KHÓ DỜI !


Ở đời, dường như bao giờ cũng có những người không muốn học lấy bài học từ kinh nghiệm bản thân, ngay cả đó là những kinh nghiệm đắng cay vừa mới xảy đến cho chính mình.

Thủ tướng Úc Tony Abbott có thể không phải là một trong những người như thế vì phải đủ tài trí, khôn khéo và nhạy bén mới có thể lên đến chiếc ghế lãnh đạo quốc gia. Thế nhưng, trước những việc làm của ông trong thời gian gần đây, người ta không khỏi tránh được những thắc mắc về khả năng tiếp thu các lỗi lầm trong quá khứ để cải thiện và tiến bộ cho tương lai của ông.

Đường tơ kẻ tóc.

Đầu tuần qua 9/2, ông Abbott đã chỉ vượt qua được một cuộc bỏ phiếu trong nội bộ để bầu người lãnh tụ (danh từ chính trị Tây phương gọi là spill) trong đường tơ kẻ tóc với 39 phiếu thuận có cuộc bỏ phiếu so với 61 phiếu chống.

Nội bộ cho biết khi được ông dân biểu lão thành, đồng thời cũng là người kiểm phiếu, Phillip Ruddock trao cho kết quả nói trên, sắc mặt của ông Abbott chợt biến đi trong thoáng giây mà những ai tinh tế mới để ý thấy. Có lẽ ông Thủ tướng đã không ngờ mức hậu thuẩn ngay chính trong thành phần nội các của mình lại có thể sa sút trầm trọng đến như vậy. Cầm đầu phe đối lập để dành lại được chiếc ghế chính phủ sau 6 năm trời ngồi những hàng ghế bên trái của nghị trường ắt hẳn phải là một chiến tích vẻ vang và phải được đảng viên nể trọng. Ấy thế mà chỉ trong vòng 17 tháng, gần một phần ba con số những người đáng lý phải là những cộng sự viên đắc lực nhứt lại quay lưng và muốn tìm người thay thế.

Thủ tướng Úc Tony Abbott thoát hiểm

Thủ tướng Úc Tony Abbott thoát hiểm

Bài xã luận cũng trong số báo SS tuần rồi đã phân tích những lý do của cuộc bỏ phiếu cũng như những ảnh hưởng chính trị đối với chiếc ghế lãnh đạo của ông Thủ tướng Abbott.

Hứa hẹn.

Với kết quả đó, trong cuộc họp báo ngay sau cuộc bỏ phiếu nội bộ, vì nhận thức được tình trạng nguy ngập của vấn đề, Thủ tướng Abbott đã hứa hẹn sẽ có những thay đổi ngay lập tức.

“Một chính phủ tốt đẹp bắt đầu từ hôm nay”.

Ông Abbott đã nhìn nhận với các bạn đồng viện là ông vừa trãi qua một “kinh nghiệm suýt chết“ nhưng ông tin rằng ông có thể phục hồi phong độ và đưa Liên đảng đến chiến thắng trong cuộc bẩu cử lần tới, dự định vào năm 2016.

Rồi ông nhắc lại công trạng của mình:

Tôi giỏi chiến đấu chống Lao động chứ không giỏi chống Liên đảng” và nói ông đã triệt hạ được Julia Gillard và Kevin Rudd, hai nhân vật đáng gườm hơn Bill Shorten rất nhiều.

Thừa nhận rằng cuộc bỏ phiếu là một “kinh nghiệm uốn nắn đáng học hỏi”, ông nhắc lại với các bạn đồng viện lời hứa sẽ thay đổi cách làm việc, tham khảo nhiều hơn và mở rộng cửa đón tiếp hơn.
Tất cả đồng ý để vấn đề này sang một bên, chờ xem ông Thủ tướng sẽ giữ lời hứa hay không.

Họ đã không phải chờ đợi lâu !

Cây muốn lặng.

Đến cuối tuần, Thủ tướng Abbott tuyên bố ông đã thay thế dân biểu Phillip Ruddock trong chức vụ Chief Government Whip, người chính yếu điều hành công việc của chính phủ và bổ nhiệm ông Scott Buchholz, dân biểu Queensland thay thế.

Thật chẳng khác nào cây muốn lặng mà gió chẳng đừng !

"Cha già Hạ viện" Phillip Ruddock

“Cha già Hạ viện” Phillip Ruddock

Những người vốn đã sẵn bất mãn với Thủ tướng Abbott cho rằng ông đã trả thù ông Ruddock vì ông sau này đã không vận động một cách tích cực để các dân biểu và TNS dồn phiếu cho ông Abbott trong cuộc bỏ phiếu hôm đầu tuần.

Cần phải nói thêm ông Phillip Ruddock là một dân biểu lão thành trong quốc hội liên bang, đắc cử lần đầu tiên vào năm 1973 khi ông đúng 30 tuổi, trãi qua các thời Gough Whitlam, Malcolm Fraser và được trao các chức vụ Bộ trưởng, Tổng trưởng trong nội các của ông John Howard. Ông Ruddock được xem như “cha già của Hạ viện” và có thể nói, không ai rành rọt về các thủ tục, cách thức hoạt động của Hạ viện như ông.

Nhưng ông Abbott dường như không quan tâm đến điều đó. Điểm mà ông Abbott đưa ra, dù một cách hết sức tế nhị, khi sa thải ông Ruddock là vì “ tôi đã không theo sát được ý kiến của các đồng viện ở những hàng ghế sau”.

Đó là một lời trách móc khéo léo, một lý do lịch sự để mời ông Ruddock ngồi chơi xơi nước.

Trước đó, ông Abbott nhìn nhận rằng ông “đơn thuần” không biết đến sự bất mãn của những nghị sĩ khác trong nội bộ liên đảng và nói ông không bao giờ muốn ở trong tình huống đó nữa.

Trong cuộc phỏng vấn The Bolt Report trên đài số 10, ông Abbott nói:

“Tôi nghĩ là năm ngoái, tôi đã quá chú tâm vào các vấn đề kinh tế, các vấn đề an ninh quốc gia, nên tôi đã không có đủ thi giờ để nói chuyện với các bạn đồng viện”.
“Đây rõ ràng là một lỗi lầm kinh khủng. Một sự thất bại to lớn. Đó là một điều tôi không bao giờ muốn lập lại.”

Rồi ông giải thích:

“Một trong những lý do tôi có những thay đổi trong văn phòng whip là vì tôi muốn có một mối liên hệ chặt chẻ hơn trong tương lai với hàng ghế sau so với trong quá khứ”.

Được hỏi về sự kiện bị thay thế này, ông Ruddock đã từ chối bình luận ngoại trừ nói rằng “những lời than phiền về cách làm việc của tôi nên được nói thẳng với tôi thì tốt hơn”. Ông giải thích thêm với đài truyền hình Sky News:

“Tôi mong đợi là nếu Thủ tướng đã có những quan ngại về cách thức làm việc của tôi, ông nên nói thẳng với tôi”.
“Chức vụ mà tôi đã nắm giữ là do Thủ tướng trao gởi nên có vấn đề gì liên quan đến chuyện đó, quý vị nên nói chuyện với ông ấy”.

Ông Ruddock phủ nhận ông là “con dê tế thần” của chính phủ và việc cách chức ông là một cách để báo thù chuyện ông đã không công khai kêu gọi các đồng viện ủng hộ ông Abbott.

“Siết chặt, đe dọa”

Một dân biểu liên đảng đã nói với nhật báo The Australian rằng sự bổ nhiệm những người mới để điều hành công việc của chính phủ là “một hành động cố ý để siết chặt sự kiểm soát” hơn là để mở rộng nhịp cầu thông tin với hàng ghế sau. Ông này nói:

“Đây không nhằm mục đích giúp Thủ tướng lắng nghe mà là để đe dọa”.
“Đây là một cách ăn năn, hối lỗi sai lầm bởi vì những lời nói vừa thốt qua khỏi cửa miệng, ông ta lại phạm tội ngay”.

Chính cựu Tổng trưởng Ngân khố Peter Costello cũng phải đặt dấu hỏi về việc sa thải ông Ruddock, nói rằng đảng Tự do hằng xem ông này là “một loại anh hùng”. Ông Costello nói:

“Tôi không hiểu ông ta đã làm gì sai trái”.

Một dân biểu Tự do khác thì nói Thủ tướng nên liên lạc trực tiếp với các dân biểu ở hàng ghế sau hơn là qua các ông whips. Tuy nhiên, ông dân biểu ẩn danh nhìn nhận là Thủ tướng Abbott đang có những dấu hiệu tham vấn rộng rãi hơn “và đó là khía cạnh quan trọng nhứt của vấn đề”.

Tân cận thần.

Tưởng cũng cần đề cập đến dân biểu Scott Buchholz, người vừa được thăng chức để thay thế “cha già Hạ viện” Phillip Ruddock.

Dân biểu Scott Buchholz

Dân biểu Scott Buchholz

Từng là chánh văn phòng của TNS Barnaby Joyce trước khi ông này xuống ứng cử ghế ở Hạ viện năm 2013, ông Buchholz đại diện cho cử tri tại đơn vị Wright từ tháng Tám năm 2010. Đơn vị này bao gồm thung lũng Lockyer và vùng Beaudesert.

Trước đó, năm 2006, ông Buchholz đã đứng trong liên danh ứng cử Thượng viện liên bang của đảng Quốc gia nhưng ở vị trí số 6 nên không có chút cơ hội nào cả, chỉ được 290 phiếu.

Ông là Giám đốc công ty vận tải CQX trong 18 năm. Ông được xem là một ủng hộ viên đắc lực của Thủ tướng Abbott. Tuần trước, ông tuyên bố với báo Courier-Mail là dân chúng “khẩn thiết muốn trông thấy có sự thay đổi” trong phương thức làm việc hàng ngày của chính phủ.

Nhưng việc thay thế ông Ruddock với ông Buchholz đã khiến vài dân biểu tức giận với một nhân vật Tự do
cao cấp nói với báo The Australian rằng ông ta kinh ngạc với sự bổ nhiệm nói trên và tin rằng sẽ có “việc di chuyển sự trung thành” của một vài người đã từng ủng hộ ông Abbott.

“Đây lại là một sự lựa chọn của người thủ quân, không có tham vấn với đội lảnh đạo cao cấp”
“Scott không có khuynh hướng của đảng Tự do, ai cũng biết điều này – anh ấy thuộc đảng Quốc gia. Anh ta đã được chọn vào liên danh ứng cử Thượng viện của đảng Quốc gia vào năm 2006 và bây giờ là dân biểu Tự do chỉ vì sự sát nhập của hai đảng vào năm 2008 ở Queensland và đơn vị của anh ấy được xem là ghế của đảng Tự do”.

Một dân biểu khác nói:

“Tôi nghĩ cũng hơi lạ khi chúng ta bầu một người liên hệ với đảng Quốc gia nhiều hơn … Nếu người whip có nhiệm vụ cung cấp phản hồi lên cấp trên, họ phải cần có một người mà người ta có thể tin cậy để thổ lộ và chia sẻ”.

Như vậy, e rằng tình hình nội bộ liên đảng có mòi vẫn chưa lắng dịu mà sẽ còn âm ỉ thêm một thời gian khá lâu!

HƯNG VIỆT (Brisbane)
16/02/2015

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc | Tagged: , , , , , , , | Leave a Comment »

* BẦU CỬ QUEENSLAND 2015: CUỘC LEO NÚI EVEREST CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG

Posted by hungvietbrisbane on 20/01/2015

Banner


BẦU CỬ QUEENSLAND 2015: CUỘC LEO NÚI EVEREST CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG

Lời kêu gọi tuyển cử ở tiểu bang Queensland do Thủ hiến Campbell Newman tuyên bố hôm đầu năm có làm nhiều giới quan sát ngạc nhiên vì họ đinh ninh nó sẽ tới trễ hơn, vào khoảng cuối tháng Giêng hay đầu tháng Hai. Tuy nhiên, ít nhứt nó sẽ giải quyết được một điều. Đó là chỉ trong vòng hai tuần nữa, hoạn lộ chính trị của hai nhân vật lảnh đạo ở Queensland sẽ được quyết định.

Ông Newman có thể sẽ trở thành Thủ hiến một nhiệm kỳ, tương tự như ông Denis Napthine ở Victoria hôm cuối tháng 11/2014 vừa qua, nếu đảng của ông thất cử. Ngoài ra, tuy Liên đảng có thắng cuộc bầu cử đi nữa, chưa chắc ông Newman sẽ vẫn ở ghế Thủ hiến nếu ông không đánh bại được bà Kate Jones của đảng Lao động ở đơn vị Ashgrove.

Tương tự, bà Annastacia Palaszczuk, lảnh tụ đối lập, sẽ hoặc trở thành anh hùng của đảng Lao động bằng cách hất văng chính phủ Newman, hoặc sẽ trở thành một người cầm đầu của đảng này đã đánh mất cơ hội bằng vàng để chấm dứt một cách chóng vánh thời đại thống trị của LNP.

Trọng tâm kinh tế.

Giống như hầu hết các cuộc bầu cử khác ở nước Úc, cuộc bỏ phiếu vào ngày 31 tháng Giêng tới đây sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề kinh tế.

Ai có khả năng đế kích hoạt sự tăng trưởng và quản trị nợ nần ? Đảng nào sẽ có những kế hoạch thích hợp và khả thi nhất để kiến tạo công ăn việc làm và giải quyết tình trạng thất nghiệp? Ngay từ giờ phút đầu, người ta đã thấy có sự khác biệt rõ rệt.

Đảng Tự do Quốc gia đã đưa ra kế hoạch trị giá $37 tỉ để tư hữu hóa các cơ sở về điện lực và thương cảng để trả bớt nợ, kích thích việc làm và tài trợ cho các sự đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Lao động sẽ chống đối việc tư hữu hóa, cho rằng kế hoạch trên sẽ khiến giá điện tư nhân tăng lên, cùng với nạn thất nghiệp.

Từ khác biệt căn bản đó, dân chúng sẽ thấy hai đảng đưa ra các chính sách khác nhau về y tế, giáo dục và luật pháp.

Tuy nhiên, người ta cảm thấy ở ngay tâm điểm của cuộc tuyển cử lần này, dường như có một điều gì đó thầm kín hơn, thoảng qua hơn là một cuộc thi tài về chính sách. Dường như có một sự căm hận tiềm ẩn, chẳng những giữa ông Newman và bà Palaszczuk mà còn giữa những người ủng hộ của hai bên.

Both candidates

Một bên là những gì mà đương kim chính phủ liên đảng đã thực hiện được. Nhưng bên mặt kia của đồng tiền là phương cách mà họ đã dùng để đạt được những mục đích đó.

Người ta phải nhìn nhận những thành quả đáng kể trên phương diện y tế với sự rút ngắn các danh sách chờ đợi để được giải phẩu, cũng như sự gia giảm về số tội phạm, một ngân sách rất tỉ mỉ trong vấn đề chi tiêu và việc hình thành một hệ thống để đánh giá các đề án trôi chảy hơn.

Tuy nhiên, dân chúng cũng không quên đã có 14,000 công chức bị ngưng việc, sự cắt giảm các chương trình của sở bộ, các khía cạnh khắc nghiệt của những đạo luật đối với băng đảng và một cảm quan là các đại công ty được ưu thế trong vấn đề quản lý môi sinh.

Do đó, quan trọng như nền kinh tế và các dịch vụ cơ bản đi kèm với nó, cuộc bầu cử ở Queensland năm 2015 sẽ chú trọng vào câu hỏi: chúng ta muốn gì từ Chính phủ ?

Ngang ngữa.

Khi chúng tôi viết những giòng này, vào cuối tuần lễ đầu tiên của thời kỳ vận động tranh cử, tình hình có vẻ ngang ngữa. Liên đảng và Lao động đã chấm dứt năm 2014 chỉ với 1% cách biệt giữa hai bên – 37 % và 38% theo thứ tự lần lượt. Nếu tính cả số phiếu tương nhượng, tỷ lệ đó trở thành 50 – 50.

Điều này có nghĩa là từ vị thế thượng phong ở kỳ bầu cử năm 2012 với 78 trong số 89 ghế, nay liên đảng LNP đang phải cật lực chiến đấu để bảo toàn quyền lực của họ.

Ngày hôm qua, các con số từ cuộc thăm dò ý kiến của tổ chức Galaxy đã khiến những người ủng hộ đảng LNP lên tinh thần thêm được chút ít với mức ủng hộ cho đảng này tăng thêm được 4%. Tuy nhiên, kết quả đó đến được qua sự mất phiếu của đảng Palmer United Party chứ không phải từ đối thủ chính yếu là Lao động. Do đó, sau tương nhượng, hai bên vẫn so kè ở tỷ lệ 50 – 50.

Có lẽ vì sự ngang ngữa đó mà cả hai vị lảnh tụ đều đã rất dè dặt với những lời tuyên bố của họ trong tuần lễ đầu của cuộc vận động tranh cử. Người ta chưa thấy ông Newman hay bà Palaszczuk nhấn mạnh các thông điệp mà họ đã từng nhắn nhủ với các thành viên trong đội ngủ của họ ngày này qua tháng nọ vào hậu bán niên 2014.

Thủ hiến Campbell Newman thăm viếng một gia đình cử tri

Thủ hiến Campbell Newman thăm viếng một gia đình cử tri

Thay vào đó, ông Newman đã bỏ nhiều thì giờ để biện minh cho quyết định gọi một cuộc tổng tuyển cử sớm như thế. Được biết đây là cuộc bần cử đầu tiên trong hơn thế kỷ qua, trên cấp liên bang hay tiểu bang, được tổ chức vào tháng Giêng dương lịch. Ông nói:

“Dân chúng không muốn, và chắc chắn là không cần phải có, những tháng ngày vận động chính trị và sự bất ổn không cần thiết”.

Từ đó, ông bắt trớn để nêu lên lý do tại sao người ta nên ủng hộ đảng LNP.

“Quý vị có thể bầu cho một đội ngủ LNP đoàn kết, vững mạnh với một chương trình vững mạnh cho tương lai của tiểu bang này, đặc biệt chú trọng về việc làm và kinh tế và gặt hái những thành quả từ những công khó trong ba năm qua”
“Hoặc quý vị có thể mang trở lại đảng Lao động với sự hậu thuẩn của các dân biểu độc lập, quý vị sẽ có sự hỗn loạn và bất ổn và quý vị sẽ chứng kiến những thành quả trong vài năm qua bị biến mất”.

Lãnh tụ đối lập Annastacia Palaszczuk đang vận động giới cử tri thợ thuyền

Lãnh tụ đối lập Annastacia Palaszczuk đang vận động giới cử tri thợ thuyền

Trong khi đó, bà Palaszczuk chú trọng đến sự bất mãn của một số thành phần trong dân chúng.

“Vào ngày 31 tháng Giêng, dân chúng Queensland cuối cùng sẽ có cơ hội để gởi tới Campbell Newman một thông điệp”
“Chúng ta đều biết ba năm qua đã mang lại những gì đến cho Queensland. Chỉ có sự hổn loạn và rối loạn”

Bà không đề cập hay than phiền về chuyện có bầu cử sớm nhưng lại bận rộn trả lời các câu hỏi mà những lảnh tụ chính trị thường đi vòng quanh để tránh né để khỏi bị lôi kéo ra khỏi những đề tài họ muốn trình bày.

Chỉ mới hiệp đầu.

Tuy nhiên, nói chung thì ở tuần thứ nhất, cả hai lảnh tụ cũng giống như hai võ sĩ mới giao đấu hiệp đầu, vẫn còn vờn nhau để tìm hiểu chiêu thức và thực lực của đối phương. Không sớm thì chày, sẽ có một người phải tung chưởng trước và bà Palaszczuk đang bị áp lực để trở thành người đầu tiên này.

Tư hữu hóa sẽ là nền tảng của chiến dịch của LNP và với $37 tỷ thu hoạch, họ sẽ để riêng ra $12 tỷ để tiêu xài trên khắp tiểu bang.

Trong khi đó, Lao động chưa đưa ra một chính sách kinh tế để đối phó, một yếu điểm quan trọng mà chắc chắn ông Newman và các cố vấn của ông sẽ khai thác.

Cả hai bên đều biết Lao động sẽ trông đợi lá phiếu từ những người bất mãn và chống đối chính phủ. Nhưng thông thường, các lá phiếu chống đối có tính cách phù du, có đó rồi mất đó. Nếu chỉ chờ đợi từ những cử tri đang tức giận với chính phủ mà không có một kế hoạch, một chương trình khả thi và thực tế, phe đối lập có thể sẽ đối đầu với một cuộc trưng cầu dân ý về chính mình.

Khởi đi với 9 trong tổng số 89 ghế, Lao động tin tưởng có thể chiếm lại được các ghế ở những đơn vị của giới thợ thuyền với tỷ lệ sai biệt dưới 5%. Các chiếc ghế ở Yeerongpilly, Bulimba, Ipswich, Waterford, Lytton, Greenslopes, Logan, Sandgate, Nudgee và Brisbane Central có thể xem như an toàn cho các ứng viên Lao động.

Với tỷ lệ ngang ngữa 50:50, Lao động phải dòm ngó đến các ghế với tỷ lệ cách biệt từ 5% đến 10% như Toowoomba North, Stretton, Ferny Grove và dỉ nhiên là Ashgrove. Sự thay đổi 12.8% như được thấy trong các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cần phải rơi đúng chỗ cho Lao động để họ có thể tạo được thành tích hi hữu, không ai nghĩ tới vào một năm trước đây, là leo được đến đỉnh núi Everest trong cuộc hành trình chính trị này.

Yếu tố Hanson.

Điều cuối cùng mà người viết bài phải đề cập tới trong bài nhận định này là việc Pauline Hanson một lần nữa lại nộp đơn ứng cử. Đơn vị được kiều nữ tóc đỏ chọn lựa để thử thời vận trong năm 2015 là Lockyer, ở vùng giáp ranh Ipswich, Gatton và Toowoomba. Bà ta đã quá dạn dày kinh nghiệm để tránh những khu vực có đông người di dân. Tuy nhiên, ai cũng biết mục đình chính của lảnh tụ đảng One Nation chỉ là làm sao kiếm đủ số phiếu tối thiểu cần thiết là 4% để được hưởng một số tiền dằn túi chứ bà ta cũng biết chắc chắn là sẽ không có cơ hội gì để đắc cử.

Đáng buồn và đáng lo ngại là vẫn sẽ có những cử tri nghe theo những lời mị dân mang đầy tính cách phân hóa xã hội để bỏ phiếu cho ứng cử viên chuyên nghiệp này.

HƯNG VIỆT (Brisbane)
11/01/2015

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc | Tagged: , , , , , | Leave a Comment »

* CHÍNH PHỦ MỘT NHIỆM KỲ

Posted by hungvietbrisbane on 09/12/2014


CHÍNH PHỦ MỘT NHIỆM KỲ

Hồi chuông báo động đầu tiên đã bắt đầu reo vang cho các chính phủ liên đảng, cấp liên bang cũng như tiểu bang với kết quả bầu cử ở Victoria hôm cuối tuần vừa qua. Chính phủ liên đảng của ông Denis Napthine đã bị dân chúng hất văng ra khỏi ghế chính quyền một cách thẳng tay với 2% cử tri đã chuyển hướng, giúp Lao động chiếm được 47 ghế và Liên đảng chỉ còn 34 ghế và lần đầu tiên, đảng Xanh được 1 ghế trong quốc hội tiểu bang này.

Với thất bại nói trên, chính phủ của ông Napthine đã trở thành chính phủ đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ nay đã bị thất cử chỉ ngay sau một nhiệm kỳ.

Điều này đã có ảnh hưởng tâm lý dây chuyền đến chính phủ Queensland của Thủ hiến Campbell Newman và chính phủ liên bang của ông Tony Abbott là hai chính phủ đang ở nhiệm kỳ đầu tiên. Họ đang e ngại sẽ có thể cùng chung số phận, nhất là ở Queensland với các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đảng Lao động đang đuổi theo ráo riết dù hiện nay, chỉ có chưa đầy 10 dân biểu. Tuy một chính trị gia đã cho người viết bài biết ông tin tưởng Liên đảng sẽ không thất bại ở Queensland vào năm tới, nhưng ông cũng nhìn nhận rằng đa số mà Liên đảng đang nắm giữ sẽ giảm đi rất nhiều.

Canberra rối bời.

Thế còn tình hình ở Canberra thì sao ? Người ta chỉ có thể dùng một tĩnh từ để diễn tả những hoạt động của nội các Abbott : “rối bời”.

Những đạo luật bị kẹt cứng, không thông qua được Thượng viện: học phí đại học, việc đóng $7 khi đi khám bác sĩ; chuyện tăng lương cho quân nhân v.v… Muốn điều đình, thương lượng cũng không biết phải bắt đầu từ đâu vì các vị Thượng nghị sĩ thay đổi liên minh như hoa hậu thay đổi áo dạ hội. Cứ nhìn bà Jacqui Lambie thì rõ. Các thành quả đạt được thì lại không được phổ biến một cách rộng rãi và thông suốt để dân chúng có thể lảnh hội.

Nhưng trầm trọng hơn hết, Thủ tướng Abbott đã bị cáo buộc về tội “nói láo”.

Thủ tướng Úc Tony Abbott

Thủ tướng Úc Tony Abbott

Chúng ta còn nhớ chuyện gì đã xảy ra cho bà cựu Thủ tướng Julia Gillard khi bà tuyên bố lúc tranh cử năm 2010 là “Sẽ không có thuế khí thải dưới thời chính phủ của tôi” rồi sau đó, bà lại cho đem áp dụng thứ thuế này.

Vào thời điểm đó, chúng tôi đã có bài nhận định “Bà Thủ tướng Úc Julia Gillard ‘nói dối’ hay ‘bội ước’ “, phân tích hai động thái khác biệt nói trên.

Đến nay, ông Abbott cũng gặp một “cáo trạng” y hệt. Cái “quai” mà ông Abbott mắc phải là vấn đề tài trợ cho cơ quan truyền thông nhà nước gồm có hai hệ thống truyền thanh lẫn truyền hình ABC (Australian Broadcasting Corporation) và SBS (Special Broadcasting Service).

Trước hôm bầu cử liên bang vào tháng 9/2013, ông Abbott đã tuyên bố “There will be no cut to the ABC” “Sẽ không cắt tài trợ của ABC”. Nhưng đến tuần qua, Tổng trưởng Thông tin Malcolm Turnbull đã thả quả bom khi loan tin chính phủ sẽ cắt ngân khoản của ABC và SBS $254 triệu trong vòng 5 năm tới. Ông nói hai cơ quan này phải tự tìm cách tiết kiệm từ những khoản chi tiêu của mình, cũng như tất cả các sở bộ khác.

Dỉ nhiên, đảng đối lập Lao động không bỏ qua cơ hội, đã mở mặt trận tấn công với lảnh tụ Bill Shorten tuyên bố:

Chính phủ của quốc gia chúng ta đang tấn công tiếng nói của quốc gia. Đây không phải là một chính phủ của sự cạnh tranh mà là chính phủ tiêu biểu cho sự độc tài

Đúng lý ra, đây đã phải là một chiến thắng về mặt chính trị cho chính phủ bởi vì cũng có nhiều cử tri đồng ý với việc làm này do họ cảm thấy ABC đã nghiêng về phía tả quá nhiều trong thời gian mấy năm gần đây. Cho nên, tuy ông Abbott đã thực sự có tuyên bố là sẽ không có cắt giảm và nay đang làm ngược lại, nhưng vấn đề cũng không đến nỗi tồi tệ và đã có thể được giải thích một cách khéo léo hơn.

Nhưng không ! Thay vì thế, chính phủ lại dùng chiêu thức “chơi chữ” với ông Tổng trưởng Tài chánh Mathias Cormann nói “Đây không phải là việc cắt giảm” còn Thủ tướng Abbott, trong phần Hỏi & Đáp ở quốc hội, đã từ chối không trả lời các câu chất vấn về chuyện này.

Đừng khinh thường cử tri.

Cách hành xử như vậy đã khiến cử tri phải nổi giận. Khi một chính phủ không tôn trọng họ bằng cách nói chuyện một cách thẳng thắn và trung thực, cử tri sẽ sẵn sàng đáp lễ. Đối với họ, vấn đề bây giờ trở thành một sự bội ước và tệ hơn, một sự dối gạt về một lời bội ước, trong khi vấn đề thực sự phải xoay quanh những lý do tại sao phải có sự cắt giảm cho ABC.

Không cần biết là sau đó hai ông Abbott và Cormann nói hệ thống ABC phải được đối xử giống như các cơ quan, sở bộ khác đang được hưởng tài trợ của chính phú. Khi mà ông Thủ tướng và ông Tổng trưởng Tài chánh đã chối là không có cắt giảm, họ đã mất phiếu của những cử tri trước đây có thể đã cảm thông với chuyện ABC phải gia tăng năng xuất và hiệu quả.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là sau gần một năm cầm quyền, chính phủ Abbott vẫn chưa học được từ những lỗi lầm ban đầu. Họ đã xem cử tri như những người không biết gì khi họ chối việc tăng thuế người giàu là một sự thất hứa. Họ lại tái phạm khi không nhìn nhận là tăng thuế xăng cũng là một sự thất hứa. Ai cũng hiểu nỗi sợ hãi là nếu chính phủ nhìn nhận họ đã thất hứa thì thế nào cũng sẽ bị Lao động khai thác để tấn công. Nhưng mặt khác, nếu cứ tiếp tục chối bừa thì lòng dân sẽ chán nản đến mức độ không còn có thể xoay trở tình hình.

Phá lưới nhà.

Chỉ cần nhìn ông Bill Shorten, lảnh tụ đối lập khư khư với những chính sách đã khiến Lao động thất cử hồi năm 2010, giờ đây lại đang dẫn trước 10 điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến cũng đủ thấy các thành viên trong “đội Abbott” yếu kém đến mức độ nào. Không phải đội Shorten đá tung lưới đối phương mà chỉ vì đội Abbott đã phá lưới nhà.

Dỉ nhiên, phe chính phủ cũng đã có nhiều thành công: thuế khí thải đã biến mất, thuế hầm mỏ cũng không còn, các thuyền tầm tỵ đã bị chận đứng, các hiệp ước tự do mậu dịch với Nhật bản, Trung quốc và Nam Hàn, những vai trò xuất sắc trên trường ngoại giao quốc tế. Thế mà, chính phủ lại đang thất bại trên những mặt trận quyết định. ABC là một thí dụ điển hình cho việc thông điệp đã không đến tai dân chúng.

Thí dụ mới nhứt là chuyện lương bổng cho nhân viên bộ Quốc phòng, trong đó có các quân nhân. Chính phủ chỉ cho phép tăng thêm thấp hơn 1.5% là chỉ số lạm phát. Ngay lập tức. TNS Jacqui Lambie đã chụp lấy cơ hội để tạo cho mình một vị trí vững vàng hơn trên chính trường bằng cách tuyên bố sẽ tẩy chay hết tất cả các dự án của phe chính phủ khi lên đến Thượng viện.

Đầu tuần này, ông Abbott đã đấu dịu với TNS Lambie bằng cách nới lỏng một hai biện pháp về chuyện lương bổng quân nhân, nhưng như một em bé đã vòi vĩnh được một cây kẹo, TNS Lambie vẫn còn ỏng ẹo đưa ra tiếp những đòi hỏi khác.

Chuyện học phí ở đại học cũng thế. Mặc dù được đại đa số các viện trưởng đại học đồng ý với chuyện thả nổi việc ấn định học phí của sinh viên, nhưng vì diễn đạt không khéo léo với cử tri nên lập tức, các đề nghị này bị sinh viên chống đối vì họ nghĩ học phí sẽ tăng cao trong khi không thấy được những lợi ích khác của việc cải tổ này.

Tổng trưởng Quốc phòng Úc David Johnston

Tổng trưởng Quốc phòng Úc David Johnston

Chuyện ông Tổng trưởng Quốc phòng David Johnston tuyên bố giữa Thượng viện là công ty xây cất tàu ngầm của Úc, Australian Submarine Corp ASC, không chế tạo nổi một chiếc xuồng đã tạo thêm một cơ hội bằng vàng cho phe đối lập và những người chống đối chính phủ.

Cần cải tiến cách làm việc.

Tất nhiên, mỗi vị Thủ tướng có cách làm việc khác nhau. Ông John Howard đã làm việc rất cần mẫn để biết và giải thích một cách cặn kẻ các chi tiết của những chính sách ông ban hành. Điều này đòi hỏi nhiều thì giờ, một yếu tố mà ông Thủ tướng nào bao giờ cũng cảm thấy thiếu thốn. Nhưng đó là điều mà chúng ta mong đợi ở những người lảnh đạo tài giỏi.

Vế phần ông Abbott, nhiều dân biểu nói rằng ngay từ thời còn là lảnh tụ đối lập, cách làm việc của ông Abbott đã cho thấy ông không màng đến các tiểu tiết, cho nên bây giờ, tại sao ông ta lại cần phải thay đổi cung cách đó ? Nói như vậy là sai. Ông Abbott cần phải bỏ thì giờ để tìm hiểu về những chi tiết của các chính sách mà chính phủ ban hành để trước nhứt, giải thích với dân chúng, và thứ hai, để thương lượng với các vị dân cử đối lập hay độc lập.

Nhu cầu ông Abbott phải cải tiến cách làm việc càng trở nên cấp bách hơn khi đang bắt đầu có những tiếng xầm xì về tài năng của ông Tổng trưởng Ngân khố Joe Hockey. Ông này là một người vui vẻ, dễ tính, ai quen biết ông cũng đều nhìn nhận như thế. Nhưng đây không phải là hai yếu tố để trở thành một chính trị gia tài ba.

Thủ tướng Tony Abbott và Ngoại trưởng Julie Bishop

Thủ tướng Tony Abbott và Ngoại trưởng Julie Bishop

Hai người nỗi bật trong nội các liên đảng trong năm qua là bà Tổng trưởng Ngoại giao Julie Bishop và ông Tổng trưởng Di trú Scott Morrison. Sau đó không xa là ông Bộ trưởng Mậu dịch và Đầu tư Andrew Robb. Câu hỏi hiện nay là liệu ông Abbott có dám đi nước cờ mới bằng cách cải tổ nội các để đưa những nhân vật sáng giá vào những chức vị trọng yếu hay chăng ?

Nếu làm thì có thể gây ra tình trạng bất ổn trong nội bộ. Nếu không làm thì sẽ tạo thêm cơ hội cho các thành phần đối lập, nhất là ở Thượng viện, tiếp tục gây cản trở, khó khăn.

Làm Thủ tướng, tóc mau bạc là vì vậy !

HƯNG VIỆT (Brisbane)
01/12/2014

Posted in Bài vở 4EB, Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Phát thanh 4EB | 2 Comments »

* G20 BRISBANE 2014: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ

Posted by hungvietbrisbane on 22/11/2014


G20 BRISBANE 2014: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ

Mở cửa xe, một làn gió nóng thổi hắt vào mặt. Tiên đoán thời tiết nói cao điểm sẽ lên đến ba mươi chin độ. Bây giờ là một giờ trưa, chắc cũng đã phải đến ba mươi lăm độ C. Ba chiếc xe ute, mỗi chiếc hai tấm bảng lớn kê sát vào nhau, buộc thật chặt vào sàn xe. Mỗi tấm bảng là hai dòng biểu ngữ màu xanh chữ trắng, tiếng Anh, nói lên âm mưu xâm lược, chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng.

Hôm nay là thứ Bảy 15/11/2014. Ngày thứ nhứt của Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2014, nhóm họp tại Brisbane. Trong trung tâm thành phố, nghe nói sẽ có khoảng hai ngàn người biểu tình. về đủ mọi vấn đề. Từ chủ quyền đất đai của người thổ dân. Đến quyền đồng tính luyến ái. Từ thay đổi khí hậu. Đến Nga sô trả lời về tội ác chuyến bay MH17.

Hàng rào an ninh, cảnh sát kin mít, nói theo kiểu phóng sự ở bên nhà hồi trước “một con ruồi bay vô cũng không lọt”. Vì thế, khi Cộng đồng người Việt Tự do ở Queensland có một phiên họp vào chiều Chủ nhật 9/11 để bàn thảo về việc lên tiếng phản đối hành vi hung hăng, gây hấn của nhà cầm quyền Băc kinh, đáng tiếc là không còn đủ thời gian để xin giấy phép biểu tình trong vùng nội ô của thành phổ.

Nhưng với óc sáng tạo sẵn có, phiên họp đã đi đến quyết định sẽ có ba chiếc xe trucks với các biểu ngữ như trên, chạy vòng quanh Brisbane. Thỉnh thoảng sẽ dừng ở những khu phố đông người để phát truyền đơn.

Đoàn xe biểu tình của CĐNVTD Úc châu, tiểu bang Queensland

Đoàn xe biểu tình của CĐNVTD Úc châu, tiểu bang Queensland

Tôi gia nhập vào đoàn xe biểu tình vào “ca” chiều ngày thứ Bảy. Khởi đi từ Inala, ba xe nối đuôi nhau,chạy thật chậm qua Durack, Oxley và dừng lại ở Corinda. Xuống xe, chia nhau các tờ truyền đon để đi phát. Buổi trưa, trời nóng oi ả, phố xá vắng người nhưng cũng tiếp xúc và nói chuyện với vài người đang đi vào hay đi ra từ siêu thị Coles ….

Đúng giờ phút này, Barack Obama đang nói chuyện ở đại học UQ. Đây là một tiết mục được thêm vào chương trình của Tổng thống Hoa kỳ vào giờ phút chót. Hôm thứ Ba mới được công bố xác nhận. Ngoài các yếu nhân, chính trị gia, đại gia được ưu tiên tham dự là lẽ dỉ nhiên, nhiều sinh viên, học sinh cũng được thư mời. Thoạt đầu, nghe nói 2,500 người may mắn nhưng sau lại được tin hội trường của UQ chỉ chứa được khoảng 1,200. Dỉ nhiên không thể làm vui lòng hết mọi người. Một cô sinh viên không được vé đã lên trang mạng xã hội than phiền “Tôi hội đủ tiêu chuẩn: học về luật và chính trị, trong ban đại diện phân khoa, vậy mà không được mời”. Ngược lại, một ông chủ nhà hàng ở trung tâm thành phố không hiểu sao “mèo mù vớ được miếng chả rán”, nhận được Thư Mời nhưng lại làm bảnh, từ chối “vì tôi đã tự hẹn lòng từ khi lập gia đình 34 năm qua là cuối tuần, sẽ không đi chơi đâu hết nếu vợ tôi không cùng đi”. Anh chàng có hiếu với vợ này tưởng bở, email qua tòa Bạch ốc, xin thêm một vé cho bà xả nhưng dỉ nhiên, không thành công “vì đã hết chỗ”. Thế là mất cả chì lẫn chài !

Thật ra, có lẽ đây là chiến thuật mới của ông Obama sau khi thua đậm trong kỳ bầu cử giữa mùa vừa qua, để cho đảng Cộng hòa giờ đây chiếm đa số ở cả hai viện trong quốc hội. Ông xoay qua đặt trọng tâm vào giới trẻ. Hôm trong tuần, dự hội nghị ASEAN ở Miến Điện, ông cũng đã có một buổi nói chuyện tương tự như thế tại đại học Ngưỡng Quang. Dỉ nhiên, thanh niên, tuổi trẻ dễ bị lôi cuốn và dễ chấp nhận những lời tuyên bố “đầy viễn kiến” hơn, nhưng trên thực tế sẽ rất khó thực hiện.

Hội trường đại học Queensland chật kín để nghe Barack Obama diễn thuyết

Hội trường đại học Queensland chật kín để nghe Barack Obama diễn thuyết

Bài nói chuyện của Obam khởi đi với những lời gây cảm tình thường lệ qua một đôi câu khôi hài đã được tùy viên báo chí soạn trước. Họ dặn ông phải đọc chữ Brisbane cho trúng, đừng có Bris-bayyy-ne như nhiều người Mỹ đã mắc phải lỗi lầm. Hãy dùng câu “quảng cáo cơ bản” về Brisbane “beautiful one day, perfect the next”, tuy đã sáo mòn nhưng nghe từ người có quyền hành nhât thế giới thì lại thấy hay hay.

Nhưng lịch sự ngoại giao đến đó là hết. Sau đó, ông Obama đi thẳng vào trọng tâm của bài nói chuyện, với thông điệp về vấn đề thay đổi khí hậu. Nói theo ngôn từ chính trị, bạn như thế này thì Thù tướng Úc Tony Abbott đâu cần có kẻ thù. Từ hơn một năm nay, lúc được trao phó chuyện tổ chức và soạn chương trình nghị sự cho G20 năm nay, chính phủ Úc đã không muốn đem vấn đề khí hậu biến chuyển này ra bàn thảo vì như vậy, sẽ tương phản với trọng tâm chính yếu là gia tăng mức sản xuất kinh tế. Nay ông bạn đồng minh lại bất thần rao giảng ngay tại “sân nhà” thì có chết người không chứ !
Đã nói thêm về chuyện này trong bài “Obama thua me (Tập Cận Bình) gỡ bài cào (Tony Abbott)”

Đoàn xe biểu tình của Cộng đồng cũng vừa tới khu shop Toowong. Cảnh sát đứng đầy ở ngã tư quẹo vào đại học UQ. Anh cầm đầu phái đoàn cho quẹo ngược xe về hướng Milton. Quay sang hỏi anh bạn rằng lái xe như thế hai ngày nay, có mệt và chán không. Anh nói ngay “Không đâu” và thuật lại hai mẫu chuyện xảy ra ngày hôm qua, thứ Sáu. Lúc đến tượng đài Thuyền nhân ở Kangaroo Point, mấy anh cảnh sát cũng chạy lại bắt tay và vui vẻ nói chuyện. Rồi có lúc, trên đưòng đi, bị chận lại vì họ thấy sao chỉ còn có hai chiếc, trong khi giấy phép thì xin đến ba xe. Phải chờ một lúc cho chiếc thứ ba chạy đến, họ mới ra dấu cho phái đoàn tiếp tục.

Biểu ngữ chống Trung Cộng xâm lược

Biểu ngữ chống Trung Cộng xâm lược

Anh bạn kể tiếp, ba chiếc ute này là của bà con mình đóng góp, ngoài ra, Cộng đồng còn định mướn thêm hai chiếc nữa nhưng cuối cùng kiếm không ra thêm được tài xế, chắc có lẽ những người khác còn phải đi làm…

Nói đến chuyện đi làm thì lại nhớ đến cảnh tượng kẹt xe trên hai con đường xa lộ dẫn ra khỏi thành phố: một lên Sunshine Coast ở hướng Bắc, một đổ về Gold Coast ở hướng Nam vào hôm thứ Sáu, ngày holiday đặc biệt mà dân chúng Brisbane được hưởng năm nay. Vậy thì tội gì không đi tắm biển, nhứt là với thời tiết nóng bức như thế này ?

Chỉ tội các cửa tiệm trong trung tâm thành phố, ế ẩm, chủ nhân ngáp vắn ngáp dài. Cũng có những người can đảm, mở cửa với hy vọng vào đám tùy tùng và các ký giả truyền thông, nghe nói cả 4, 5 ngàn người.

…. Sực nhớ tới hôm thứ Năm, vào một tiệm bán trái cây, rau cải quen thuộc ở Buranda để mua chút ít. Thấy năm, sáu người, cổ đeo bảng tên đại biểu G20, đang đẩy hai chiếc trolley chất đầy cam, chuối, táo, nho, xà lách, khoai tây v.v… Chủ tiệm cho biết phái đoàn Á châu này muốn tự nấu ăn lấy, không biết cho hợp với khẩu vị của họ hay họ ngại thức ăn do khách sạn dọn ra có tẩm “chất lạ” chăng ? Ai biết được chuyện gì có thể xảy ra ? Chung quanh đầy dẫy an ninh, gián điệp của bạn lẫn thù, thôi thì “cẩn tắc vô ưu”….

Đề cập đến an ninh thì lại nhớ đến chiếc xe của Obama, được gọi nôm na là “con quái vật”, the Beast. Đọc trên internet thì thông thường, công chúng không được trông thấy những lúc ông ta lên hay xuống xe ở những nơi công cộng. Nhưng ở Brisbane lần này, TV chiếu rõ ràng cảnh từng yếu nhân đến trước quốc hội Queensland để tham dự buổi tiền hội nghị. Cánh cửa xe của Tổng thống Hoa kỳ dầy cở khoảng 2 tấc ! Ngoài ra, không phải chỉ có một, mà đến hai xe “the Beasts” và ckhông phải chỉ có một mà đến hai Obama, một thật, một giả với diện mạo giống y hệt như Obama ngồi ở xe kia ! Chưa hết, nghe phóng viên tường thuật, ông Obama chánh hiệu còn khoác trong người một chiếc áo chống đạn tuy mỏng nhưng bằng chất liệu đâc biệt khiến đạn súng lục bắn gần cũng không thủng !

Nhưng đâu phải VIP nào cũng “tiền hô hậu ủng”, súng dài súng ngắn bao quanh đâu. Bà Thủ tướng Đức, Angela Merkel đó, tối thứ Sáu, rời khách sạn xuống quán rượu ở đường Caxton, “cụng ly” với dân nhậu tại đó, có chàng chụp được tấm hình selfie với bà, tung lên mạng, cả chục ngàn người “thích”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp hình cùng dân chúng

Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp hình cùng dân chúng

Rồi Thủ tướng Ấn độ, Narendra Modi, cùng một hai tùy viên, tự vào thăm đại học QUT trong phố, chẳng phiền hà ai hết. Ông này mới đắc cử hồi tháng Năm mà uy tín đang lên cao vùn vụt, có người so sánh cũng không thua gì một siêu sao nhạc rock. Sáng thứ Hai, khi G20 đã chấm dứt, ông nán lại Brisbane để khánh thành tượng Mahatma Gandhi ở công viên Roma Street Parklands, hàng ngàn người Ấn đứng đón từ ngoài đường Wickham Terrace. Nghe nói cộng đồng Ấn độ ở Melbourne đã mướn nguyên một chiếc xe lửa để đi Sydney nghe ông Modi nói chuyện vào tối thứ Hai, dự đoán sẽ có khoảng 16,000 người ở trong Olympic Park và 5,000 người khác xem trên màn ảnh lớn ở bên ngoài.

Thủ tướng Ấn độ Nerandra Modi (góc ảnh) nói chuyện với ccộng đồng Ấn ở Sydney

Thủ tướng Ấn độ Nerandra Modi (góc ảnh) nói chuyện với ccộng đồng Ấn ở Sydney

Sắp sửa lạc đề, lan man qua đến Sydney rồi. Trở lại Brisbane, bà Tổng thống Nam Hàn cũng “bình dân” đâu kém. Rời khách sạn, sắp sửa lên xe đi dự hội nghị hôm sáng thứ Bảy, bà Park Guen-hye trông thấy một nhóm đồng hương và cảm tình viên đứng bên kia đường vẫy cờ chào đón. Bà liền xuống xe, bước sang, ân cần hỏi thăm họ, khiến cận vệ cũng một phen toát mồ hôi.

Báo chí thuật lại, năm 1968, lúc mới 16 tuổi, bà đã có dịp sang thăm nước Úc cùng với cha là Tổng thống Park Chung-hee và mẹ là bà Yuk Young-soo, nhưng chỉ đến Darwin, Canberra và Sydney chứ không có dịp thăm Brisbane.

Tổng thống Nam Hàn Park Guen-Hye và con gấu koala

Tổng thống Nam Hàn Park Guen-Hye và con gấu koala

Chỉ có Tập Cận Bình là đóng cửa im ỉm. Nên y đã không thấy, và tùy tùng có lẽ cũng dấu kín, hình ảnh những người thuộc Pháp luân công áo vàng quần trắng ở Roma Street Parklands cũng như đoàn xe biểu tình của người Việt chúng ta. Độc tài thì bao giờ cũng vậy, trốn chui trốn nhủi, dám ló mặt ra đâu !

Những tài xế đoàn xe biểu tình

Những tài xế đoàn xe biểu tình

Anh bạn tâm sự tiếp. “Nói thiệt với anh, gia đình tui mất mát hết cũng vì tụi Cộng sản. Qua đây, ba mưới tám năm rồi, tui thề không bao giờ về lại nếu còn tụi nó. Sáu mươi rồi chứ ít sao anh, đâu ai biết ngày nào, đùng một cái, mình nằm xuống. Nhưng hễ còn đứng dược, còn đi được là ở đâu có đám tụi nó …”
Anh bỏ lửng câu nói giữa chừng, sắc mặt nghiêm lại,. Có cần phải dứt câu hay không khi chiếc xe ute của anh đã chuyên chở tất cả nỗi lòng thương quê nhớ nước trên khắp nẽo đường Brisbane trong những ngày qua ? Tôi xuống xe, cám ơn anh về một buổi chiều đầy ý nghĩa
!

HƯNG VIỆT (Brisbane)
17/11/2014

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc | Tagged: | Leave a Comment »

* Obama thua me (Tập Cận Bình), gỡ bài cào (Tony Abbott)

Posted by hungvietbrisbane on 22/11/2014


Obama thua me (Tập Cận Bình), gỡ bài cào (Tony Abbott)

Như một tuồng cải lương, các diển viên của Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tuần qua đã lần lượt xuất hiện theo thứ tự quan trọng.

Các “kép phụ”, “đào phụ” ra mắt với khán giả trước với “sân khấu” ở đây là phi trường quốc tế Brisbane: Thái tử Saudi Arabia, Salman bin Ađullaziz, Tổng thống Ba Tây, bà Dilma Rousseff và Thủ tướng Thổ nhỉ Kỳ, Giáo sư Ahmet Davutoglu đến vào tối thứ Năm 12/11. Sang ngày thứ Sáu đến lượt Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi, Thủ tướng Anh David Cameron. Đến chiều tối cùng ngày, Tổng thống Nga sô Vladimir Putin, bà Thủ tướng Đức quốc Angela Merkel và Chủ tịch Trung cộng Tập cận Bình.

Khách đến sau cùng, giữa sự chờ dón của nhiều người, là Tổng thống Hoa kỳ Barrack Obama. Vai chánh cũng có khác, đặt chân xuống thành phố Brisbane cũng khác với mọi người. Phi cơ riêng Air Force One hạ cánh xuống phi trường quân sự Amberley ở gần Ipswich, cách Brisbane gần 50 cây số, xong đáp trực thăng đến công viên Victoria giữa lòng thành phố và từ đó lên “the Beast” để về Marriott Hotel.

Air Force One đến phi trường Amberley

Air Force One đến phi trường Amberley

Sau khi tất cả các yếu nhân được Thủ tướng Úc Tony Abbott mời họp tiền hội nghị tại trụ sở quốc hội tiểu bang Queensland, Tổng thống Hoa kỳ đã vội vả lên xe đến đại học cổ kính nhứt tiểu bang nắng ấm, University of Queensland, thường được gọi với cái tên ngắn gọn và thân mật là UQ, để đọc một bài diển văn mà nhiều người trông đợi và cho đó sẽ là bài phát biểu nồng cốt của kỳ Hội nghị này.

Ai cũng tưởng trong đó ông Obama sẽ lên tiếng khuyến cáo Vladimir Putin về chủ tâm xây dựng lại một liên bang Sô viết của hậu bán thế kỷ 20. Và người ta cũng nghĩ rằng Obma sẽ nhân cơ hội này để lên tiếng kêu gọi một sự hợp tác chặt chẻ hơn nữa trước vấn nạn Nhà Nước Hồi Giáo.

Barack Obama nói chuyện ở University of Queensland

Barack Obama nói chuyện ở University of Queensland

Cú khèo chân ngoạn mục.

Nhưng không ! Tổng thống Hoa kỳ đã khèo chân khiến cho Thủ tướng quốc gia chủ nhà phải loạng choạng, thiếu điều muốn té xấp một cách ngoạn mục !

Ngài Tổng thống nói:

“The US and Australia have a lot in common. One of the things we have in common is we produce a lot carbon”
“ Hoa kỳ và Úc có nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chúng ta giống nhau là chúng ta sản xuất rất nhiều khí thải”.

Qua những lời phát biểu như thế vế vấn đề thay đổi khí hậu, Barack Obama đã gây tổn thương cho Tony Abbott rất nhiều về phương diện chánh trị.

Đó là một cách đối xử lạ lùng dành cho một người bạn, hay hơn thế nữa, cho một đồng minh vì chỉ mới hôm tuần rồi chứ không đâu xa, Thủ tướng Abbott đã tuyên bố sẽ gởi 100 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt sang hổ trợ Hoa kỳ trong cuộc chiến tại Iraq.

Nhiều người hiểu Obama rõ hơn thì cho rằng thật ra, đó cũng là cung cách cư xử không đáng ngạc nhiên từ ông này, nhất là trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ mà quyền hành đã bắt đầu vuột khỏi tầm tay.

Thiệt hại trên có thể sẽ không lâu dài vì những nhận định của ngài Tổng Thống sẽ chẳng có liên quan chi đến những gì ông ta sẽ làm hay thực hiện được. Nó chỉ tượng trưng cho những lời phát biểu tùy hứng và vô hiệu quả của vị Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ; dao to búa lớn, viễn kiến cao xa nhưng trong thực tế, không bao giờ được thực hiện.

Bằng một phương cách tạo nhiều thiệt hại về chính trị nhứt cho bạn đồng minh của mình, ông Obama đã tận lực ngụ ý rằng các nổ lực về vấn đề thay đổi khí hậu của Úc đều không đáng kể và so sánh thật thua sút với Hoa kỳ.

Có đúng như vậy không ? Thật ra, các kết quả của Úc về vấn đề giảm khí thải gần như tương đương với Mỹ. Như ngay chính một số ký giả Hoa kỳ đã nhận xét, ông Obama sẽ không dám đọc một bài diển văn như thế trên đất Mỹ, nơi mà quyền hành đã vẩy tay từ biệt và không ai nghe những lời hoa mỹ của ông ta nữa.

Thành quả của G20 Brisbane.

Tuy nhiên, ta không nên để cho bài phát biểu đó che lấp thành quả của hội nghị thượng đỉnh G20 vừa mới chấm dứt ở Brisbane. Không phải vì nó đã đưa kết cuộc là các nước tham dự quyết tâm sẽ gia tăng sự phát triển nền kinh tế toàn cầu lên 2.1%. Đó chỉ là huyền thoại.

Chúng ta phải nhớ đến bối cảnh hiện tại với nạn thất nghiệp trầm trọng giữa giới trẻ, tình trạng thâm thủng ngân sách ở khắp mọi nơi và các trách nhiệm dân sự ngày càng gia tăng. Chính Thủ tướng Angela Merkel, trong bài diễn thuyết tại học viện Lowy về Bang giao Quốc tế ở Sydney hôm sáng thứ Hai đầu tuần, cũng phải nhìn nhận Úc đã đối đầu với chuyện nợ nần tốt đẹp hơn là Đức quốc. Trong tình cảnh đó mà kêu gọi gia tăng kinh tế thêm 2.1% thì quả chỉ có Tổng trưởng Ngân khố Joe Hockey mới nghĩ tới.

Các lảnh tụ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 Brisbane 2014

Các lảnh tụ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 Brisbane 2014

Tuy nhiên, Hội nghị cũng đã đạt được một vài thành quả. Đã có tiến bộ về vấn để giảm nạn trốn thuế của các đại công ty. Úc và Ấn độ đã phá bỏ được hàng rào để có thể di tới một hiệp ước mậu dịch. Hoa kỳ, Nhật bản và Úc tái lập các cuộc hội đàm ba bên về an ninh quốc phòng.

Những đoạn trong bài diễn văn của Obama về vấn đề an ninh, tái xác nhận chính sách lưởng đảng của Hoa kỳ về quan sự và những quyết tâm hổ tương với đồng minh, vẫn chắc chắn, rõ ràng và không chao đảo. Nhưng nhiều đoạn khác đã được Ông Obama hay các người viết diễn văn của ông cố ý gây bẽ bàng cho chính phủ Úc.

Obama bị Tập Cận Bình tháu cáy.

Nhiều bình luận gia quốc tế nhận định rằng Barack Obama đã bị Tập cận Bình tháu cáy trong canh bạc “thay đổi khí hậu” này một cách nặng nề.

Trong một bức biếm họa, nhật báo The Washington Post vẻ hình Obama ngồi đánh xì phé với họ Tập và Tông tông Hoa kỳ chỉ còn mỗi độc một chiếc quần xì trong khi Tập chẳng những gom hết quần áo của Obama mà còn ôm trọn các đống tiền trên bàn.

Biếm họa canh xì phé giữa Obama và Tập Cận Bình

Biếm họa canh xì phé giữa Obama và Tập Cận Bình

Không thắng sao được khi Hoa kỳ chủ trương một chính sách ngoại giao và các biện pháp tài chánh vung tay như không có ngày mai, trong khi đó, Trung cộng âm thầm cho các quốc gia khác vay nợ, đẩy trị giá đồng Mỹ kim lên cao để họ có thể bán được nhiều hang hóa hơn với giá rẻ hơn. Chặng những Bắc kinh mua ngân khố phiếu mà còn mua luôn các công ty của Hoa kỳ với kết quả là hiện nay, Trung quốc làm chủ 100 trong số 500 công ty đứng đầu thế giới. Trong khi Mỹ bận tâm với các vấn đề cấp tiến cùng cuộc chiến tranh chống khủng bố, Trung cộng đem tiền đi đầu tư ở Trung đông, Phi châu, các đảo quốc ở Thái bình dương.

Do đó, Obama có thể có ý tốt nhưng đã có phán đoán sai lầm khi ký “thỏa ước” với họ Tập về lượng khí thải. Như nhật báo tài chánh hàng đầu thế giới The Wall Street Journal đã có bài xả luận trong số thứ Năm tuần qua, ngay sau khi “thỏa ước” được ký kết:

“Trung quốc trông thấy rõ ràng là Tổng thống Obama rất ao ước có được một thỏa thuận và ông ta sẵn sàng chấp nhận gần như bất cứ điều gì để có nó. Ông Tập dỉ nhiên rất hài lòng khi thấy một vị Tổng thống Hoa kỳ đồng ý biến nước Mỹ trở nên cạnh tranh yếu kém hơn về kinh tế để đổi lấy một vài mỹ từ hứa hẹn một ngày nào đó sẽ làm một vài điều gì đó cho chuyện thay đổi khí hậu”.

Khiến TNS Mitch McConnell, thuộc đảng Cộng hòa, tân Lảnh tụ đa số ở Thượng viện, đã phải thốt lên:

“Tôi đặc biệt quan tâm đến thỏa ước mà Tổng thống Obama đã đạt được với người Hoa trong chuyến công du hiện nay của ông, theo đó, như tôi hiểu, Trung quốc không cần phải làm gì hết trong 16 năm tới trong khi các biện pháp mới đối với Hoa kỳ sẽ gây sự tàn phá ở tiểu bang của tôi và các tiểu bang khác trên toàn quốc”.

Người viết bài chưa từng đặt chân đến Trung quốc nhưng đã được nghe nhiều người bạn đi về kể lại, cũng như đã được xem các đoạn phim trên truyền hình và internet, cho thấy quốc gia này đang bị ô nhiễm môi sinh một cách trầm trọng. Phải kỹ nghệ hóa và tăng trưởng kinh tế thật nhanh đã là những ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế Trung quốc. Nhưng hậu quả về y tế đối với dân chúng qua các chứng bệnh hô hấp khiến Bắc kinh đã quyết định phải chuyển 20% năng lượng sản xuất sang các hình thức khác. Không ăn thua gì đến Obama cũng như không phải đợi đến Obama thương thuyết.

Không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh

Không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh

Để bây giờ, Hoa kỳ sẽ phải giảm từ 26% đến 28% số lượng carbon vào năm 2025 so với năm 2005 trong khi Trung cộng, trên thực tế, không hừa hẹn gì hết, cho đến sớm nhất là năm 2030.

Ở Úc, dỉ nhiên đàng Lao động, đảng Xanh, các cơ quan truyền thông cùng giới khoa bảng thiên tả gọi đó là một chiến thắng. Lảnh tụ đối lập Bill Shorten nói thỏa ước trên “có tính cách lịch sử và đầy tham vọng” và tuyên bố “Ở hội nghị G20 tuần này, Úc sẽ có một chức vị đáng xấu hổ là quốc gia duy nhứt đã đi thụt lùi về vấn đề thay đổi khí hậu”.

Đối lập thì phải khai thác mọi chuyện, điều đó dễ hiểu thôi. Thật ra, chính phủ Abbott đã chứng tỏ thực tài lảnh đạo, sự hiểu biết sâu sắc và một thái độ cứng rắn để kêu gọi thỏa ước Mỹ – Trung cộng tuần rồi bằng tên thật của nó – một cam kết mà cả hai bên sẽ không bao giờ tôn trọng.

Điều đáng buồn là Obama lại đã dùng tờ giấy gần như vô giá trị đó để gây phiền nhiễu cho người bạn đồng minh sát cánh trong thời gian qua. Như người ta thường nói trong chính trường: Bạn như thế thì ai cần có kẻ thù làm chi nữa ?

HƯNG VIỆT (Brisbane)
17/11/2014

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc | Tagged: | Leave a Comment »