Hung Viet Brisbane's Blog

Trang blog của Hưng Việt (Brisbane)

Archive for the ‘Chính trị Việt Nam’ Category

* 100 Năm Ngày ANZAC – 40 Năm Ngày Quốc Hận

Posted by hungvietbrisbane on 26/09/2015


100 Năm Ngày ANZAC – 40 Năm Ngày Quốc Hận


Thứ Bảy vừa qua 25/4/2015, nước Úc, cùng với Tân tây Lan, cử hành trọng thể các buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày ANZAC.

Hôm qua, 30/4/2015, người Việt quốc gia ở khắp nơi trên thế giới ngậm ngùi và thương tiếc kính cẩn tưởng niệm 40 năm ngày Quốc hận.

Nhìn lại bối cảnh và lịch sử khi hai ngày quan trọng này xảy ra, các sử gia có lẽ sẽ không thể không nhận thấy những điểm tương đồng trong đó.

Tinh thần ANZAC.

Diễn hành ngày ANZAC ở Brisbane

Diễn hành ngày ANZAC ở Brisbane

Năm 1915, Binh lính Úc và Tân tây lan họp thành một đoàn quân với sứ mạng đánh chiếm bán đảo Gallipoli để mở đường cho lực lượng hài quân Đồng minh tiến vào Hắc Hải. Mục tiêu là chiếm Constantinople (bây giờ là Ankara), thủ phủ của đế quốc Thổ nhỉ kỷ Ottoman, đồng minh của Đức quốc.

Lúc đó, Thế chiến thứ Nhứt đã kéo dài hơn 8 tháng và hai bên đang ở vào tình trạng bất phân thắng bại ở mặt trận miền Tây. Các nhà lảnh đạo quân sự hai phe đều biết tiếp tục trận chiến ở miền Tây chỉ sẽ tiêu hao dần mòn lực lượng binh sĩ mà không có ai là kẻ chiến thắng.

Winston Churchill bèn đưa ra một kế hoạch táo bạo là mở cửa eo biển Dardanelles để vào Bắc Hải. Muốn như thế, Đồng minh phải chiếm cho bằng được bán đảo Gallipoli.

Ngày 25 tháng Tư 1915, lực lượng ANZAC (viết tắt của các từ Australia New Zealand Army Corps) đổ bộ ở Gallipoli nhưng gặp phải sự chống trả mảnh liệt của quân đội Thổ nhỉ kỳ dưới sự chỉ huy của Mustafa Kemal, sau này trở thành người hùng Ataturk của quốc gia này.

Một cuộc đổ bộ dự tính hoàn thành một cách chớp nhoáng đã trở thành một chiến dịch kéo dài 8 tháng trời với tổn thất nặng nề cho cả đôi bên. Anh quốc mất 21,255 binh sĩ, Pháp khoảng 10,000, Úc 8.709 người, Tân tây lan 2,721 và Ấn độ thuộc địa Anh có 1,358 chiến sĩ hy sinh.

Tuy chiến dịch Gallipoli không đạt được các mục tiêu quân sự nêu trên, các hành động anh hùng của các chiến sĩ Úc và TTLan đã tạo thành “huyền thoại ANZAC”, một dấu ấn, căn cước và niềm hãnh diện cho hai quốc gia.

Quốc hận 30 tháng Tư.

Biểu tình Quốc hận 30/4/2015 ở Canberra

Biểu tình Quốc hận 30/4/2015 ở Canberra

Bảy mươi năm sau đó, năm 1975, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang tiếp tục chiến đấu oai hùng để bảo vệ miền Nam Việt Nam khỏi sự thôn tính của khối Cộng sản quốc tế mà Bắc Việt và con rối Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đang được dùng làm bình phong.

Sự rút lui của các lực lượng đồng minh, cộng thêm với các quyết định vội vả mà sau này quân sử sẽ chứng minh là sai lầm của những vị lảnh đạo miền Nam Việt nam đã đưa đến hậu quả thảm khốc sau cùng là ngày 30 tháng Tư, một ngày đại tang cho dân tộc.

Tương đồng.

Gallipoli là một thảm kịch thương tâm. Triển vọng của sự thành công quá xa vời. Ý niệm chiến lược của cuộc hành quân đó, dù từ một trong những thiên tài quân sự trong lịch sử cổ kim trên thế giới là Winston Churchill, gần như không thể thực hiện được. Những chàng trai trẻ ANZAC kiêu hùng đã hy sinh trong một trận chiến mà thời gian và trí tuệ cho biết là không thể thắng nỗi.

Cuộc di tản của binh lính miền Nam Việt Nam cũng mang đầy tính chất bi thương như thế, nếu không muốn nói trầm trọng hơn nhiều. Bởi vì đó là một cuộc triệt thoái chứ không phải một cuộc tấn công vào căn cứ của địch như ở Gallipoli. Do vậy, nó bi thảm hơn, đưa đến những tang tóc, đổ vỡ to lớn hơn.

Cả hai chỉ là một phần của hai cuộc chiến, thế Chiến thứ Nhứt vả ở Việt Nam. Cả hai đều có mục đích cao cả là bảo vệ tư do cho các quốc gia bị tấn công. Cả hai quốc gia Úc và Việt Nam vẫn còn là những quốc gia non trẻ, Úc chỉ mới 14 tuổi sau ngày liên bang thành hình vào năm 1901, VNCH vừa tròn đôi mươi, tính từ ngày hiệp định Geneve chia cắt hai miền Nam Bắc. Úc tham chiến cùng các quốc gia đồng minh ở một miền đất xa xôi. Miền Nam Việt Nam được sự tiếp tay của quân đội Đồng minh để chiến đấu ngay tại xứ sở của mình.

Về mặt chiến lược, ANZAC đã thất bại ở Gallipoli cũng như VNCH đã thua trận vào hồi tháng 4 năm 75. Thua một trận chiến, nhưng cả hai sau đó đã thắng cuộc chiến. Đồng minh đã đánh tan trục Đức Thổ và người dân Việt Nam đã thấy rỏ bộ mặt thật của chế độ Cộng sản.

Nhưng sau đó, cả hai ngày ANZAC và 30 tháng Tư phải trãi qua bao nhiêu thử thách, chống đối từ các thành phần phản chiến. Có một khoảng thởi gian, cả hai đã được kết liền với nhau, bị lên án là tiểu biểu cho các tham vọng xâm lược của chủ nghĩa tư bản. Người viết bài còn nhớ, khi chiến tranh Việt Nam đang ở mức độ nóng bỏng nhất của đầu thập niên 70’s, vào những ngày ANZAC ở Úc và Tân Tây Lan, các tổ chức tự nhận là đấu tranh cho hòa bình đã có những cuộc biểu tình bạo động, dẫn đến các cuộc xô xát, đụng độ đẩm máu.

Rồi thời gian cũng dần dần giúp cho dân chúng hai quốc gia này nhận thức được rằng họ còn có nền công lý hiện nay là chính nhờ vào những sự hy sinh từ Gallilopi, từ Western Front, họ có được thể chế dân chủ hiện tại cũng là nhờ có những chàng trẻ tuổi bước chân xuống tàu đi chiến đấu cho “đế quốc Anh”.
Hảnh diện.

Để bây giờ, đúng một thế kỷ sau, các thế hệ con, cháu, chắt hảnh diện bước chân theo nhịp quân hành trên đường phố nước Úc, ngực áo mang đầy những chiếc huy chương ghi lại các chiến công hiển hách của các diggers 100 năm trước.

Bác sĩ Brendan Nelson, cựu chính trị gia, từng giữ các chức vụ Tổng hay Bộ trưởng và đã có thời kỳ làm lảnh tụ đối lập liên bang, hiện nay là Giám đốc Viện Bảo tàng Chiến tranh của Úc, Australian War Memorial.

Ông cho biết, trước ngày ANZAC năm nay, “chúng tôi biết là số người tham dự buổi lễ hừng đông ở khắp nơi trên nước Úc sẽ rất đông vì nó có tính cách đặc biệt, đánh dấu 100 năm. Và chúng tôi đã ước tính con số ở Canberra sẽ vào khoảng 50,000, như vậy so với các năm khác, đông nhất cũng chỉ khoảng 20 hay 25 ngàn người, là đã hơn nhiều lắm rồi”.

Nhưng trước con số 125,000 chật kín trong khuôn viên của Đài Tưởng niệm Chiến sị Trận vong và sau đó xem diễn hành trên đại lộ ANZAC vào sáng thứ Bảy 25/4 vừa qua, BS Nelson và ban tổ chức ngạc nhiên tột độ.

Tôi hảnh diện rất đông người đến tham dự … Ngày ANZAC là thời điểm để tất cả người dân Úc đến với nhau để tưởng nhớ những chiến sị Úc đã hy sinh trong tất cả các cuộc chiến mà Úc đã có mặt từ trước đến nay”.

Trung kiên.

Hơn hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau đó, người Việt tỵ nạn ở Úc cũng đã biểu tỏ tinh thần và lập trường quốc gia trung kiên với số người kéo về Timbarra Crescent, vùng O’Malley ở Canberra, đông đảo không kém, nếu tính theo tỷ lệ.

Rừng cờ vàng trước TĐS VC ở Canberra 4/2015

Rừng cờ vàng trước TĐS VC ở Canberra 4/2015

Con số hai ngàn người, có người nói có thể đến ba ngàn, tự nó đã là một khí thế. Nhưng phải chứng kiến rừng cờ vàng, phải nhìn thấy những ánh mắt rạng ngời, phải được nghe những tiếng thét vang dội của đám đông, phải trông thấy các cụ già bảy tám mươi có thừa, leo lên các con dốc, gia nhập vào dòng người biểu tình. Mới cảm nhận được 40 năm chỉ là một cái chớp mắt. Các vết đau vẫn còn đó. Vẫn chưa quên được những bo bo, những trại tù cải tạo, những chuyến xuống ghe nhắm mắt ra khơi thập tử nhứt sanh.
Nhưng ý chí vẫn chưa nhạt phai. Và quyết tâm vẫn còn nặng trĩu.

Bởi vậy, bao giờ ngày này cũng vẫn sẽ là ngày Quốc Hận. Đừng cố gắng thay thế nó bằng một từ ngữ nào khác. Hận đã ở trong tim thì hận khó lòng dứt bỏ.

Hình như bí thư đảng Cộng sản Nam Tư Milan Djilas đã từng nói “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim, còn 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản là không có cái đầu”.

Người Việt hiện nay, dù ở nơi nào trên thế giới, hải ngoại hay trong nước, không cần phải trên 40 mới rủ bỏ chế độ Cộng sản. Chúng chỉ tồn tại qua bạo lực mà như thế, chắc chắn sẽ sụp đổ.

Giống như tinh thần ngày ANZAC của Úc là chất keo kết nối tinh thần quốc gia của dân chúng Úc, tinh thần ngày 30 tháng Tư sẽ mãi mãi là ngọn đuốc dẫn dắt chúng ta trên con đường đưa quê hương đến thanh bình, tư do và hạnh phúc thật sự và vĩnh cửu.

HƯNG VIỆT (Brisbane)
28/04/2015

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* NHẬT KÝ CỦA MỘT CUỘC BIỂU TÌNH.

Posted by hungvietbrisbane on 07/06/2014


NHẬT KÝ CỦA MỘT CUỘC BIỂU TÌNH.


Thứ Năm 15/05/2014: Hịch.

Ông Trần thanh Vân, Phó Chủ tịch Nội vụ của Ban Chấp hành Cộng Đồng NVTD Úc châu, tiểu bang Queensland, gọi điện thoại mời tham dự một phiên họp giữa Cộng Đồng và các hội đoàn, đoàn thể để bàn về việc tổ chức một cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lăng và Việt cộng bán nước. Ông TT Vân giải thích đã có gởi một thư mời họp nhưng sợ thư không đến kịp nên phải gọi điện thoại.

Tính nhẩm ngay trong đầu là chiều Chủ nhật, thường phải lên đài 4EB để lo việc thu âm cho chương trình tối thứ Hai, nhưng không sao, chuyện nhỏ, có thể thu xếp được. Bèn điện thoại ngay cho văn phòng đài, xin đổi giờ book phòng thu âm từ chiều Chủ nhựt sang tối thứ Sáu trước đó.

Trong lòng tự dưng thấy vui và phấn chấn vì linh cảm sẽ có một điều gì từ trước đến giờ chưa xảy ra đang manh nha thành hình.

Chủ nhật 18/05/2014: Kế hoạch.

Phòng họp của trụ sở cộng đồng chật kín. Hơn 30 người hiện diện, bàn tán xôn xao về những chuyện đang xảy ra trên quê hương.

7 giờ 15, sau lễ chào quốc kỳ VNCH và phút mặc niệm., ông TT Vân mở đầu buổi họp với tin tức từ các cuộc biểu tình ở Sydney vào ngày hôm trước 17/5 và Melbourne trong sáng hôm đó 18/6. Mọi người càng thêm nức lòng, nhất là với tin của cuộc tuần hành dài 7 cây số của đồng hương ở Melbourne, từ Federation Square đến Toorak.

Có lẽ vì thế nên khi ông TT Vân nêu lên đề nghị ở Brisbane cũng sẽ có một cuộc biểu tình vào ngày 14/6 với lý do là các thành viên BCH Cộng đồng phải đi Canberra để dự cuộc biểu tình vào tuần sau 24/5, mọi người đều cho rắng với khí thế đang sôi sục, chúng ta không nên để chậm trễ.

Ông TTV cho biết đã có thực hiện công tác nghiên cứu địa điểm. Lảnh sự Trung cộng ở Brisbane có hai văn phòng: một ở lầu 9, số 74 đường Adelaide và một ở lầu 4, số 140 đường Ann.

Dỉ nhiên, chúng ta không thể vào được bên trong các tòa nhà đó biểu tình, đừng nói chi đến được trước cửa văn phòng của chúng. Vì thế sẽ xin phép đi tuần hành quanh trung tâm thành phố và sẽ ngừng trước cửa các buildings đó để hô khẩu hiệu.

Về ngày biểu tình, có hai sự lưạ chọn: nếu làm thứ Sáu thì trong phố sẽ có nhiều người Úc hơn vì là ngày làm việc trong tuần, nhưng cũng chính vì lý do đó, e sợ số đồng hương tham dự sẽ bớt đi. Cuối cùng, quyết định chọn ngày thứ Bảy 31/05/2014 từ 11 giờ đến 1 giờ là thời điểm mà trung tâm thành phố rộn rịp nhất vào sáng thứ Bảy.

Một ban tổ chức được thành lập với BCH Cộng đồng đảm trách các vai trò chính yếu, các hội đoàn, đoàn thể, cá nhân sẽ chia nhau các công tác khác trong phiên họp kế tiếp.

014

Thứ Năm 22/05/2014: Tiếng trống.

Thông cáo chính thức của Cộng đồng về cuộc tuần hành được phổ biến. Vẫn tụ họp ở King George Square, ngay trước tòa Thị sảnh Brisbane. Ngày tổ chức vẫn là thứ Bảy 31/05/2014, chỉ có giờ giấc thay đổi chút đỉnh, dời sớm hơn nửa tiếng, bắt đầu từ 10giở30 và chấm dứt lúc 12giờ 30.

Thứ Bảy 25/05/2014: Hô hào.

Khu thương mại Inala – nơi có đông người Việt buôn bàn nhất ở Brisbane – trở nên sinh động hẳn lên với các biểu ngữ, các bài hát đấu tranh đi kèm với các lời kêu gọi đồng hương tham gia cuộc tuần hành vào sáng thứ Bảy tuần sau 31/5. Ghi tên, cho ý kiến, xem hình ảnh triển lảm, hàn huyên với các anh em trong BTC, mọi người như muốn bỏ quên chuyện chợ búa hàng ngày để chia sẻ sự ưu tư trước hiểm họa mất nước cũng chỉ vì một bè lũ thống trị hèn nhát, nhu nhược.

Một chủ tiệm đem ra cho các anh em mấy chai nước để giải khát. Một mạnh thường quân khác đem đến năm két với 100 chai nước để dự trữ cho ngày hôm đó. Anh nói hôm đó tôi sẽ không đi được thì đây là phần đóng góp của tôi vào công cuộc chung.

Thứ Hai 26/05/2014: Chi tiết.

Ông TT Vân và ông Vũ hải Vân (Phó Chủ tịch Ngoại vụ của CĐ) tường trình về cuộc biểu tình rộng lớn ở Canberra vào hôm thứ Bảy trước đó 24/5. Ông TT Vân cho biết có rất đông đồng hương từ Sydney, Melbourne, Woollongong, Brisbane và Canberra về tham dự, ước tính đông hơn một vài cuộc biểu tình 30/4 ở đây.

Ông TT Vân nói trời lạnh nên bà con nhiều người mặc áo khoác màu sậm bên ngoài nhưng choàng khăn màu vàng ba sọc đỏ, trông rất đẹp. Trong các bài phát biểu, các vị đại diện ngắt khoảng bằng các khẩu hiệu đả đảo, phản đối nên bầu khí lúc nào cũng bừng bừng.

Trở lại với cuộc biểu tình ở Brisbane, ông TT Vân cho biết đã được giấy phép của HĐTP Brisbane và của Sở Cảnh sát Qld.

Ông trình bày cho mọi người xem một bản đồ trong đó có khu vực được ấn định dành cho địa điểm tập trung. Sau đó, ông cho biết tiếp lộ trình của cuộc tuần hành, những nơi “ngừng chân” trước hang ổ Trung cộng để hô khẩu hiệu.

Các người khác lần lượt báo cáo các công tác khác đã thực hiện. Mướn xe bus : xong! Các loa phóng thanh: xong ! Media Release cho truyền thông chính mạch: xong ! Cờ xí: xong ! Biểu ngữ: xong các biểu ngữ lớn, một số bảng nhỏ đang được thực hiện. Có người cho biết các chị bên Hội Phụ nữ cũng đang thực hiện khoảng 20 biểu ngữ cầm tay và một biểu ngữ dài. Nước uống: CĐ cung cấp.

Đến đây có nguồn tin cho hay trường Việt ngữ Lạc Hồng xin CĐ cung cấp cho một xe bus vì muốn ghi tên cho 50 người từ trường này tham dự. Mọi người được xem tấm hình chụp thầy Vũ hoàng Nguyên, Hiệu trưởng trường này đứng trước cổng trường hôm thứ Bảy vừa rồi với tấm bảng kêu gọi phụ huynh, giáo chức, học sinh tham dự cuộc biểu tình. Phấn khởi quá mức và trong lòng cảm ơn các giáo chức trường Lạc Hồng luôn nuôi dưỡng trong lòng các em học sinh ý chí bất khuất của dòng giống … Lạc Hồng.

004

Thứ Năm 29/05/2014: Ngoại giao.

Một phản hồi tích cực từ bên ngoài. Phóng viên thường trực của đài truyền hình Manila ở Brisbane muốn phỏng vấn về cuộc biểu tình. Anh chia sẻ rằng quốc gia của anh cũng rất quan tâm về ý đồ bành trướng của Trung cộng. Chia sẻ với anh là ít nhứt Phi luật tân đã lên tiếng tố cáo và đưa hành động gây hấn đó ra trước công luận và tòa án quốc tế. Không như nhà cầm quyền bên nước chúng tôi: hèn nhát quá, nhu nhược quá.

Những câu hỏi của anh thật khéo léo và thông minh. Dân nhà nghề có khác. Nghĩ bụng còn phải “học nghề” thêm nhiều lắm.

Anh hẹn đến thứ Bảy sẽ gặp nhau ở city.

Đang lo. Ba ngày nay, không biết tại sao cơn ho lại kéo trở về. Như vậy thì làm sao mà thứ Bảy có thể hét hò gi được đây trời ? Đang “nốc” thuốc như con nít ăn kẹo !

Thứ Bảy 31/05/2014: Ngày N.

Chín giờ sáng, ghé văn phòng cộng đồng. Nhiều bà con đã có mặt. Có người đã gần chục năm nay không có dịp hàn huyên. Thôi thì chuyện trò nổ như bắp rang.

Hai xe buýt nhỏ đã ở đó. Các anh trong BTC đang chất biểu ngữ, cờ xí lên xe.

Chụp vài tấm hình kỷ niệm. Nhớ những lần đi biểu tình 30/4 ở Canberra. Cũng ngập tràn phấn khởi như thế này.

9 giờ 15 lên đường ! Hẹn gặp nhau “ngoài đó” ! Dặn dò nhau lái xe cẩn thận.

Đến nơi thì đã thấy có nhiều chiếc áo vàng, hoặc khăn choàng màu vàng, hoặc cả hai. Đặc biệt có một bé gái, em nói em 7 tuổi nhưng trông chỉ chừng lên 5, mặc một chiếc áo dài màu vàng với ba sọc đỏ chạy dọc theo tà áo trước. Dễ thương quá đi thôi !

020

Lần lần, số người tăng lên. Đủ mọi giới, mọi thành phần, mọi lứa tuổi. Các chức sắc tôn giáo, các bác cao niên đã về hưu, các em thanh niên thiếu nữ thế hệ một rưỡi, thế hệ thứ hai. Đặc biệt ai cũng có nụ cười rạng rỡ trên môi. Háo hức đợi chờ.

Rồi giờ G cũng đã đến. Ban tổ chức yêu cầu mọi người vào hàng ngủ để chào quốc kỳ và hát quốc ca Úc Việt, cùng một phút mặc niệm những ngư dân, đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trong các cuộc tấn công xâm lấn của Trung cộng.

Xong rồi bắt đầu xuống đường. Không diễn văn. Không hiệu triệu rườm rà. Bởi vì ngày hôm nay là ngày của mọi người, mọi người cùng lên tiếng, cùng bày tỏ lòng căm phẩn.

Nhưng mục tiêu đầu tiên, 74 Adelaide Street, lại nằm ngay phía sau điểm xuất phát, chỉ cách đó vài chục thước. Đoạn đầu đi đến đó thì dừng lại để hô khẩu hiệu, khiến ở phía sau bị dồn cục, không nhúc nhích được. BTC phải mời những người phía trước di chuyển thêm vài trăm thước để phía sau có thể bắt đầu.

Đông quá ! Đông quá ! Chưa bao giờ thấy một đoàn tuần hành của người Việt mình lại đông như vậy. Các nhân viên cảnh sát, người thì đi bộ theo, người đi xe đạp, người đi xe gắn máy để giữ trật tự lưu thông. Mà thật ra cũng chẳg có trật tự gì phải giữ vì bà con mình có tinh thần tự giác cao độ. Giữ trên lề đường, chậm rãi mà đi, hô to các khẩu hiệu mà các anh điều hợp viên thay nhau xướng lên.

Dân chúng địa phương đi ngang tò mò nhìn. Có người hỏi thăm thì được giải thích và phát cho một tờ giấy nhỏ bằng Anh ngữ. Họ đọc nhanh và nở nụ cười thông cảm.

023

Đoàn người cũng cười. Nhưng ở bên trong là cả một tấm lòng đau đáu cho thân phận đất nước lầm than. Cho nên những tiếng hô nghe sao rất dõng dạc, cương quyết. “Đả đảo”, “Out ! Out ! Out!”, “Now ! Now! Now” “Shame ! Shame ! Shame!” “For Vietnam !” …

Một chị trong ban phát thanh tuy chân đau triền miên nhưng vẫn cố gắng khập khiễng đi, đến nửa đường, thấy tội nghiệp quá nên bảo với chị thôi quay về địa điểm tập trung trước đi. Một anh thường gặp ở trung tâm công giáo đi đâu cũng phải chống gậy, hôm nay cũng thấy có mặt. Một bác gần 80 nói “Cậu đi trước đi, đừng lo cho già này, thế nào tôi cũng đi hết mà”. Có bạn đẩy xe pram, với em bé có lẽ phải được bình bầu là “biểu tình viên trẻ tuổi nhứt trong năm”. Một chị trong Hội Phụ nữ nói “Khí thế vô cùng ! Mình thật vui !”

Đến trước văn phòng cấp chiếu khán của chúng ở Ann Street, đoàn tuần hành lại ngừng. Bị các chiếc xe đầu bên lề đường cản trở. Nhưng không sao, chúng ta dùng tiếng nói. Lại hô các khẩu hiệu. Mà dường như bây giờ lại càng hô lớn hơn lúc nảy. Sung sức thật !

Đến công trường ANZAC thì đi xuyên qua đó để quẹo mặt vào đường Adelaide, trở lại địểm khởi hành.
Leo lên chiếc cầu nỗi vắt ngang đường Adelaide mới thấy được chiều dài hùng hậu của đoàn tuần hành. Chiếm cả một block phố dài cả hai, ba trăm thước chứ không ít.

022

Đến nơi thì đúng 12 giờ trưa. Các chai nước được phân phát ra. Ai nấy đều thấy rạng rỡ. Có vẽ như không ai chịu giải tán. Dầu sao, giấy phép còn cho mình thêm nửa tiếng nữa cơ mà. Thế là cùng hát hùng ca “Việt Nam ! Việt Nam !”, hay “Ta như nước dâng … !”.

Phải đó, một ngày không xa, ta hãy như nước dâng, dâng lên, dâng lên mãi để cuốn trôi một chế độ đang đưa dân tộc đến bến bờ diệt vong !

HƯNG VIỆT (Brisbane)
31/05/2014

Posted in Bài vở SHCĐ, Chính Trị, Chính trị Việt Nam, Hình ảnh SHCĐ, Sinh Hoạt Cộng Đồng, Tin tức SHCĐ | Tagged: | 1 Comment »

* Từ Crimea, nhìn về Việt Nam.

Posted by hungvietbrisbane on 29/03/2014


Từ Crimea, nhìn về Việt Nam.

Hôm trước, khi Nga đưa ra lời tuyên bố là sẽ có một cuộc “trưng cầu dân ý” của người dân Crimea để hỏi xem họ vẫn muốn thuộc về xứ Ukraine hay muốn trở về với “mẫu quốc” Nga sô, Vladimir Putin đã viện dẫn lý do bào chữa “Vì Crimea có nhiều người thuộc sắc tộc Nga”.

Sự ngụy biện yếu ớt này đã bị một anh bạn của người viết bài tấn công không thương tiếc:

Nói vậy mà nghe được. Thử hỏi ở nước Úc này, có nhiều người gốc Anh. Họ tụ họp về một thành phố nào đó, như Adelaide chẳng hạn, rồi Anh quốc nói phải cần bảo vệ tài sản, sinh mạng cho họ, rồi thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý ở Adelaide, thì nghe có được không ?

Một anh bạn khác tiếp lời:

Hay như hồi xưa, thời VNCH, người Hoa ở Chợ Lớn thật đông, Trung cộng hay cả Đài Loan có dám nói là vì muốn bảo vệ quyền lợi, an ninh của họ rồi làm một cuộc trưng cầu dân ý ở Chợ Lớn không?

Đến đây thì cả bàn cà phê chúng tôi tự dưng im bặt. Bởi vì tất cả cùng có một ý nghĩ. Hồi xưa thì chúng không dám vì chính quyền không hèn với giặc và không ác với dân. Nhưng liệu có ngăn cản được bọn cầm quyền hiện nay làm chuyện đó trong tương lai không ?

Từ Ukraine và Crimea …

Bao giờ cũng thế. Hai sách lược hàng đầu của Cộng sản là bành trướng và thống trị. Một thế giới đại đồng là cứu cánh hành động của chúng.

Năm 1991, Liên bang Xô viết tan rã là một đại họa cho những con người theo chủ nghĩa Mác Lê. Từ đó, họ vẫn ôm ấp một giấc mơ là một ngày nào đó, Âu châu, hay ít nhứt cũng phân nửa nằm ở phía Đông Âu châu, sẽ cùng trở vế “dưới mái nhà ngói đỏ thân yêu”.

Đoàn tụ đâu chưa thấy, họ lại phải chứng kiến cảnh tượng dân chúng Ukraine kéo xập các bức tượng của “cha già” Lê nin như một lời xác quyết sự đoạn tuyệt với chủ nghĩa Cộng sản và theo đường hướng tự do của Tây Âu. Rồi sự phẩn uất của họ đã đưa đến những cuộc đối đầu với tay cầm quyền bù nhìn Viktor Yanukovich khiến sau cùng, hắn và tùy tùng phải tháo chạy sang Nga để lánh nạn.

Vladimir Putin muốn làm Rambo

Vladimir Putin muốn làm Rambo

Để ngăn chận thiệt hại, trùm Cộng sản là Vladimir Putin, Tổng thống Nga sô, phải ra tay hành động. Hàng ngàn toán quân không đeo phù hiệu và bịt mặt. Các đoàn chiến xa. Những phi cơ trực thăng. Tất cả được gởi vào Crimea dưới chiêu bài “để bảo vệ an ninh và quyền lợi của người dân Crimea gốc Nga ở đó”.

Lính Nga bịt mặt tiến vào Crimea

Lính Nga bịt mặt tiến vào Crimea

Và cuối cùng là trò hề rẽ tiền mệnh danh là cuộc “trưng cầu dân ý” vào ngày 17/3 vừa qua với kết quả là 96% đồng ý sát nhập Crimea vào dưới quyền hành pháp của Nga và đến ngày 21/3, Putin đã chính thức ký những sắc luật “ban hành” điều này.

Như Linh mục JB Nguyễn hữu Vinh viết từ Việt Nam hôm 18/3:

Những lời nói từ chính miệng Tổng thống Nga Putin lộ rõ sự dối trá khi cho rằng lực lượng mặc quân phục giống Nga không mang phù hiệu là “Lực lượng phòng vệ của Crimea” đã nhanh chóng bị lật tẩy. Những lời nói này, chỉ khẳng định thêm một lần nữa rằng cái nguồn gốc cộng sản trong con người Putin vẫn chưa mấy thay đổi, chỉ chờ dịp là tái diễn mà thôi”.

Nhìn về Việt Nam.

Bây giờ nhìn về quê nhà.

Ai cũng biết trong thập niên qua, số dân Trung quốc sang Việt Nam khai thác, kinh doanh ngày càng nhiều. Ở thời đại toàn cầu hóa này, việc người di dân từ nước này sang làm việc ở nước khác là chuyện bình thường.

Điều bất bình thường là việc hàng ngàn công nhân Trung quốc sang làm việc trong các dự án đầu tư của doanh nhân Trung quốc trong các khu biệt lập của họ. Không ai biết họ đang khai thác những tài nguyên thiên nhiên gì của quốc gia trong đó. Không ai biết những lợi nhuận sẽ được đóng góp vào công quỹ của Việt Nam bao nhiêu phần trăm, hay tất cả đều được đưa về “mẫu quốc” !

Dự án bauxite Tây Nguyên trước kia là một bước khởi đầu và là một thí dụ điển hình.

Sau đó, Trung quốc đã đưa hàng chục ngàn công nhân sang đất nước chúng ta. Dự án nhà máy điện ở Hải phòng. Các khu dự án công nghiệp ở Hà tĩnh, Quảng Nam. Về phiá Nam thì có vùng công nghiệp ở Bình Dương. Và còn hàng trăm những thí dụ tương tự mà chúng ta biết, hoặc ngay cả không biết đến vì sự bưng bít của nhà cầm quyền.

Phố Tàu ở Bình Dương

Phố Tàu ở Bình Dương

Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương

Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương

Đọc trên internet, chúng ta được thấy hình ảnh, nghe những câu chuyện về những làng xã, những thị trấn bây giờ hoàn toàn như những khu phố Tàu với chữ Tàu trên các bảng hiệu, bảng chỉ dẫn v.v…
Ngoài phương diện kinh tế, Trung quốc còn rõ ràng nhìn ngắm đến mặt quân sự khi đưa dân đến các vùng có lợi ích về chiến lược quân sự.

Không phải là một sự tình cờ mà những “khu biệt lập” dành cho các “công nhân” người Hoa trãi dài từ biên giới phía Bắc, qua vùng Tây nguyên và chạy dọc theo bờ biển miền Trung từ Hà Tĩnh tới Quảng Trị. Ở nơi này, chiều ngang không đến 50 cây số khiến việc cắt đứt đất nước thành hai miền không phải là khó thực hiện.

Và cũng không phải là một sự ngẩu nhiên khi các đường xe cao tốc mà Bắc kinh tài trợ cho Việt Nam thực hiện chỉ nối liền biên giới Việt Hoa đến các nơi hiểm yếu.

Tiến trình xâm lược.

Nhưng dù với mục tiêu nào đi nữa, các bước xâm thực của Trung quốc đều được thực hiện theo một tiến trình như nhau.

Đầu tiên, chúng quan sát để nhìn ngắm các vùng đất có thể mang lại lợi nhuận tối đa cho chúng.

Bước thứ hai là giai đoạn mua chuộc và biến các quan chức địa phương thành tay sai. Thay vì bảo vệ cho nhân dân và công ích quốc gia, các tay sai này sẽ dùng đủ mọi thủ đoạn để biến đất canh tác của dân chúng thành cơ sở công nghiệp cho người Hoa.

Phố Tàu ở Bắc Ninh

Phố Tàu ở Bắc Ninh

Phố Tàu ở Hạ Long

Phố Tàu ở Hạ Long

Một trong các thủ đoạn thường được đem ra áp dụng nhứt là sự lợi dụng danh nghĩa công trình nhà nước, mang tích cách phúc lợi xã hội để thu hồi đất đai của dân với một số tiền bồi thường rất tượng trưng.

Chính vì sự nhân danh như thế, nhân dân khó chống đối hoặc không đồng ý. Tuy thế, người ta đã thấy hàng trăm vụ dân oan khiếu kiện dấy lên trong nước cũng vì những sắc lệnh thu hồi đất đai một cách cưỡng ép như trên.

Để giải thích những bước tiếp theo của tíến trình xâm lược của Trung quốc tại mỗi vùng địa phương, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài tường trình “Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc” của nhóm phóng viên đài Á châu Tự do vào ngày 3/3/2014 vừa qua.

Và khi đất đã bị thâu tóm về tay nhà cầm quyền, lúc đó dự án sẽ đổi màu như một con tắc kè, ban đầu nó mang màu xanh của niềm hy vọng nhân dân, sau đó nó chuyển dần sang màu tía rồi lộ nguyên màu đỏ của sức mạnh độc tài, thâu tóm và lừa bịp nhân dân. Thay vì xây dựng công trình phúc lợi cho xã hội, người ta bắt đầu bán cho Trung Quốc và người Trung Quốc lại xây dựng thành những mật khu mà người Việt Nam không thể nào biết được bên trong nó chứa những gì và nó có lợi ích hay độc hại, nguy hiểm cho an ninh quốc gia gì không. Nói chung là nhân dân mù tịt trước những mật khu của người Tàu ngay trên quê hương mình…

Tứ đó, chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ thấy những làng “da beo” của người Tàu mọc lên khắp nơi trong nước, từ Bắc vào Nam.

Ai dám bảo đảm là Tàu, với ý đồ đã được chứng minh qua cả mấy ngàn năm nay trong lịch sử, sẽ không có ý định một ngày nào đó, theo gương của Putin, đưa quân vào Việt Nam, lấy cớ là ”bảo vệ an ninh và tài sản cho người Hoa” ở đó ?

Rồi tiếp theo, chúng sẽ mở một cuộc “trưng cầu dân ý” để kết quả có thể được tiên đoán ngay từ bây giờ là sẽ từ 99% đến 100% đồng thuận.

Lúc đó, ai sẽ bênh vực chúng ta ? Liên hiệp quốc ư ? Thế giới ư ? Hay tổ chức ASEAN ? Thử nhìn lại Crimea mà xem phản ứng của Hoa kỳ và Tổng thống Obama. Rồi nhìn tiếp những nước láng giềng Âu châu của Ukraine. Họ làm được gì ngoài chuyện lên tiếng một cách yếu ớt về vấn đề cấm vận và ngăn chận thông hành của 21 nhân vật Nga sô, mà mĩa mai thay, trong đó lại không có tên của Vladimir Putin, người đáng bị tẩy chay nhất.

(Xin mờ dấu ngoặc là người viết sẽ chờ xem Úc có mở cửa để đón Putin tham dự hội nghị Nhị thập cường G20 vào tháng 11 năm nay hay không. Xin đóng ngoặc).

Nhóm phóng viên đài RFA báo động:

Tình trạng các công trình người Tàu xuất hiện ở khắp nơi trong nước là một tình trạng đầu độc đúng nghĩa. Hoặc là các thương nhân Tàu sẽ vung tiền, kéo hàng loạt thanh niên, đặc biệt là những cô gái mới lớn, con nhà nghèo rơi vào nghề bán dâm vì mê túi tiền của họ và bị họ gài bẫy để rồi hàng loạt cô gái phải sa chân vào con đường mại dâm.

Về phần nam thanh niên, bởi học hành dang dở, thất nghiệp kéo dài nên khi có một công việc nào nhanh hái ra tiền, họ sẽ bất chấp để kiếm tiền. Và chuyện kết bè kết nhóm, tổ chức băng đảng để buôn bán ma túy và chèo kéo những thanh niên đồng lứa vào đường dây, sau đó giới thiệu cho những ông trùm người Tàu để mở rộng thị trường ma túy …

KẾT.

Ngày Giổ Tổ Hùng Vương lại sắp đến. Chúng ta lại sẽ cùng nhau tưởng nhớ đến công đức của các bậc tiền nhân. Nhưng ắt hẳn các ngài cũng đang chau mày lo cho vận nước.

Hiểm họa của sự mất nước là có thật. Nguy cơ Tàu sẽ trở lại đô hộ chúng ta là có thật.

Ở trong nước, các cuộc biểu tình đối kháng để gióng lên tiếng chuông báo động về hiểm họa đó đều bị đàn áp một cách dã man. Các “thái thú” tân thời thẳng tay ra lệnh cho cán bộ dưới quyền đánh đập, bắt giam những người tổ chức. Ngày 19/1/2014, một đoàn biểu tình nhỏ đã đến tượng đài vua Lý thái Tổ để dâng hương nhân kỷ niệm 40 năm ngày hải chiến Hoàng sa. Họ đã gặp toán công an giả vờ làm công nhân cưa đá, gây bụi mù và tiếng động đinh tai khiến họ phải bỏ đi.

Công nhân Kiên cưa đá trước tượng Vua Lý thái Tổ

Công nhân Kiên cưa đá trước tượng Vua Lý thái Tổ

Với phương cách trấn áp rẻ tiền và nham nhở như thế, ngay dưới chân và trước sự chứng giám của một vị Vua tài đức của dân tộc, thiển nghĩ chỉ có sự dốc tâm vào việc lật đổ những tên Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc thời đại mới giúp chúng ta khỏi đắc tội với tiền nhân và khỏi hổ thẹn với đàn con cháu.

HƯNG VIỆT (Brisbane)
22/03/2014

Posted in Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , , | 4 Comments »

* TNS Ron Boswell lên án CSVN bỏ tù bloggers Phạm viết Đào và Trương duy Nhất

Posted by hungvietbrisbane on 24/03/2014


THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THƯỢNG NGHỊ SĨ RON BOSWELL
Đảng Quốc Gia – Queensland

Việc đàn áp các blogers ở Việt Nam
không thể chấp nhận được

Thượng nghị sĩ Ron Boswell

Thượng nghị sĩ Ron Boswell

Hôm nay, Thượng nghị sĩ Ron Boswell, thuộc tiểu bang Queensland, nói rằng quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù hai bloggers trong vòng hai tuần lễ về cáo buộc “hoạt động chống nhà nước” là một sự vi phạm nhân quyền không thể chấp nhận được, và kêu gọi phải trả tự do cho họ ngay lập tức.

TNS Boswell nói :

“Trong hai tuần qua, đảng Cộng sản Việt Nam đã kết án hai bloggers đối kháng Phạm viết Đào 15 tháng tù và Trương duy Nhất hai năm tù về việc gởi lên mạng những bài chỉ trích các đường lối của nhà nước”.

“Những ký giả được yêu chuộng này có quyền căn bản là vạch ra những sai lầm của chính phủ. Việc bỏ tù họ là một phần của việc leo thang các vi phạm của chính phủ về quyền tự do ngôn luận trong nước”.

TNS Boswell nói nhà nước đã áp dụng điều luật gây nhiều tranh cãi 258 của bộ luật hình sự, đề kết tội “việc lạm dụng các quyền tự do dân chủ nhằm chống lại quyền lợi đất nước”, và đàn áp một số những nhà đấu tranh chính trị và bloggers và dập tắt sự bất mãn.

TNS Boswell nói :

“Quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí bao gồm quyền được chỉ trích nhà cầm quyền”.

“Không thể chấp nhận được việc Việt Nam đang giam giữ 120 tù nhân chính trị, đa số là những bình luận gia trên mạng, chỉ vì “tội” nói lên các ý kiến về chính phủ mà nhiều người Việt trong nước và ở hải ngoại chia sẻ”.

TNS Boswell dẫn chứng các báo cáo của Human Rights Watch và các nhóm đấu tranh nhân qưyền khác, cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã leo thang các vụ bắt bớ và giam cầm một cách tự ý những nhà đấu tranh trên mạng và bloggers được xem như chỉ trích nhà nước.

“Khi những người như Phạm viết Đào và Trương duy Nhất phải đi tù, và khi chúng ta có những trường hợp như Đinh Nhật Uy bị kết án vì đã vận động trên Facebook để em trai – người bị án 10 năm tù một cách oan ức vì đã chia sẻ các tài liệu chống chính phủ – được thả ra, rõ ràng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã trở thành bất khả chấp nhận”.

“Tôi thất vọng là đảng Cộng sản Việt Nam đã giả điếc trước những lời kêu gọi của thế giới về việc phóng thích tất cả các nhà đối kháng và bloggers đang bị giam cầm ở Việt Nam chỉ vì việc thực hiện quyền tự do phát biểu của họ”.

TNS Ron Boswell đang lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trước Quốc hội Úc

TNS Ron Boswell đang lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trước Quốc hội Úc

TNS Boswell nói một nghị quyết lưỡng đảng mà ông đã đệ trình thành công cùng với TNS Lao động Mark Furner trước Thượng viện cách đây hai năm là một phần của sự quyết tâm lâu dài của nước Úc nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

TNS Boswell nói:

“Một quốc gia tự do và công bình không bắt giam những công dân vì họ nói lên ý kiến của họ”.

“Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy nghĩ đến sự tổn thương mà các hành động của họ đang tiếp tục gây ra cho thanh danh của họ trên trường quốc tế, và hãy trả tự do cho những người đàn ông và phụ nữ vô tội mà họ đã bắt giam chỉ vì đã kêu gọi được hưởng những quyền làm người tốt đẹp hơn”.

24/03/2014 [HẾT]

Để biết thêm chi tiết, xin gọi số điện thoại 07- 3001 8150 .
Và bấm vào link dưới đây để đọc nguyên bản bằng Anh ngữ.

MR on Viet bloggers

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , , | Leave a Comment »

* NGÔ ĐÌNH DIỆM và KEVIN RUDD: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG

Posted by hungvietbrisbane on 16/11/2013


NGÔ ĐÌNH DIỆM và KEVIN RUDD: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG

Cố Tổng thống Ngô đình Diệm và cựu Thủ tướng Kevin Rudd. Một người ở Việt Nam, người kia ở xứ Úc. Một người bị sát hại cách đây 50 năm, một người vừa từ chức trong tuần qua.

Cuộc đời và sự nghiệp của họ có những điểm gì trùng hợp ?

Kính mời quý vị theo dõi bức thư chúng tôi gởi đến nhật báo Courier-Mail (Queensland), đã được đăng ngày hôm nay thứ Bảy 16/11/2013, về một số điểm tương đồng giữa cố Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng nước Úc, nhân dịp ông sau này vừa mới từ chức hôm đầu tuần.

Ngô đình Diệm công du Hoa Kỳ

teary-kevin-rudd-resigns

Xem link (bức thư thứ 3 từ trên xuống) http://www.couriermail.com.au/news/opinion/letters-kevin-rudd-quitting-as-member-for-griffith-leaves-byelection-blues/story-fnihsr9v-1226761358212

Xin được lược dịch như sau:

” Các sinh viên học về môn lịch sử Úc-Á trong tương lai sẽ tìm thấy các điểm tương đồng giữa Tổng thống bị đảo chánh Ngô đình Diệm của Nam Việt Nam và Kevin Rudd.

Cả hai bắt đầu tập sự như những công chức cao cấp – Diệm phục vụ cho triều đại cuối cùng nhà Nguyễn và Rudd cho cựu Thủ hiến Wayne Goss – và được nổi danh là những người rất thành công.

Cả hai lên nắm quyền trong niềm phấn khởi của dân chúng, với người Việt muốn chấm dứt chế độ quân chủ và người Úc đã chán ngấy với chính phủ đã mệt mỏi của John Howard.

Cả hai đều thông minh và làm việc siêng năng, cộng thêm với nhiều ý tưởng và sáng kiến.

Cả hai đều tỏ lòng thương cảm với những người cô thế trong quần chúng – Diệm với chính sách “Cải cách điền địa” cho nông dân và Rudd với bài diễn văn xin lỗi người thổ dân.

Cả hai bị sa lầy với phương thức tự quản trị, không tin tưởng ai ngoại trừ những người trong vòng thân cận.

Cả hai cuối cùng bị tan tác vì sự bất trung của những người ủng hộ trước đây do bởi tham vọng và lợi ích cá nhân, Diệm bị các tướng lảnh của ông sát hại và Rudd bị các đồng chí trong đảng phản bội.”

HƯNG VIỆT (Brisbane)
16/11/2013

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , | Leave a Comment »

* 30/4/2013 Ở BRISBANE: 38 NĂM RỒI CHƯA ĐỦ SAO ANH ?

Posted by hungvietbrisbane on 02/05/2013


30/4/2013 Ở BRISBANE: 38 NĂM RỒI CHƯA ĐỦ SAO ANH ?

Hoàng hôn xuống chậm như cố giữ lại sinh khí của một buổi chiều rực rỡ. Nắng vẫn còn ấm. Trời vẫn còn trong. Một số nguời tan sở sớm đang rão bước sang ga xe lửa trung ương bên kia đường như để chóng được về bên gia đình, vợ con.

4 giờ chiều, thứ Ba 30 tháng Tư 2013. Lể tưởng niệm ngày Quốc Hận do Cộng đồng NVTD Úc châu, tiều bang Queensland, ở ANZAC Square, trung tâm thành phố Brisbane.

Buổi lễ tiến hành một cách tốt đẹp. Đơn giản nhưng trang nghiêm. Ngay từ lúc mọi người đứng lên để chào đón toán hầu kỳ tiến về phía kỳ đài ở bên trên, và một toán cựu quân nhân khác chia ra bao quanh đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, địa điểm hành lễ, ở bên dưới, không khí như trầm mặc hẳn xuống.

Những tiếng động của xe cộ trên đường Ann không đủ để át lời cầu nguyện của Mục sư Janice Hughes cũng như những lời phát biểu, đúng ra là những tâm sự, những chia sẻ của các diễn giả gồm có Bác sĩ Bùi trọng Cường, Chủ tịch Cộng Đồng, Captain RWG Hume và Thượng nghị sĩ Ron Boswell.

Khoảng 120 người hiện diện, trong đó có các chính trị gia Úc, giới chức các sở bộ, đại diện của nhiều chi hội RSL, đại diện các hội đoàn, đoàn thể ngưới Việt và các đồng hương, lắng lòng hồi tưởng đến những ngày đen tối của tháng Tư đen và 38 năm dài đăng đẳng tiếp theo trong kềm kẹp, áp bức của dân tộc Việt Nam.

Rồi những tràng hoa tưởng niệm được trang trọng đặt trước tượng đài. Một phút mặc niệm. Kết thúc với hai bài quốc ca Úc và VNCH được cử tọa đồng hát.

Đơn giản nhưng xúc động“, ông bạn cựu Chủ tịch Hội Đồng Các Sắc tộc Qld đã nhận xét như thế.

Cám ơn các anh. Việt Nam muôn năm !“, một cựu chiến binh Úc từng chiến đấu ở Phước Tuy đã ôm vai tôi và nói bằng tiếng Việt lơ lớ nhưng rất dễ thương như thế.

Nhưng ….

Nhưng nếu chỉ có thế thì buổi chiều của tôi đã hoàn hảo vô cùng. Nếu sau buổi lễ đã không có anh đến đứng bên cạnh, tay không thể thiếu dĩa bánh do ban tổ chức khoản đãi, và thấp giọng như sợ người thứ ba nghe thấy:

“Có một buổi lễ như vậy mà làm cũng không ra hồn!”.

Tôi nhíu mày và dè dặt hỏi:

“Anh định nói gì ?”

“Thì đấy, đĩa CD đấy!”

À thì là thế. Tôi đã hiểu anh muốn nói tới phần cuối của chương trình, đúng ra là Ban Tổ chức sẽ cho hát bài Last Post (Kèn truy điệu của Úc) và hai bài quốc ca Úc – Việt từ một đĩa CD. Nhưng hệ thống âm thanh trục trặc sao đó nên hai MC đã nhanh trí mời cử tọa cùng hát hai bàn quốc ca này.

Tôi còn đang sững sờ, chưa tin được những điều mình mới được nghe thì anh ta lại bồi thêm một câu:

“Mà tại sao mình lại phải làm ở đây ? Đây là đài tưởng niệm của Úc dành cho lính Úc đánh trận ở Việt Nam mà. Vậy chớ đài tưởng niệm thuyền nhân của mình ở Kamgaroo Point thì để làm gì ? Sao không ra làm ở đó ?”

Tôi choáng váng. Không phải vì không đủ khả năng đối đáp lại những “thắc mắc” đó. Mà vì tôi không ngờ anh lại có thể có một lối suy nghĩ “bới móc” như thế. Lại có thể có những câu hỏi tiêu cực như thế.

Chưa đủ sao anh ? 38 năm rồi. Sao anh vẫn còn ngồi (đứng) đó bới tìm sơ hở của nhau !

Chưa đủ sao anh ? 38 năm rồi. Sao anh không vào, giúp cho một tay ?

Chưa đủ sao anh ? 38 năm rồi. Anh còn muốn người dân mình phải chịu lầm than bao lâu nữa ? 83 năm ? 380 năm ?

Chán nản, tôi chỉ nhẹ nhàng đáp:

“Tôi nghĩ có lẽ anh đặt những câu hỏi này với Ban tổ chức thì tốt hơn !”

Xong tôi bước sang nói chuyện với người khác đứng gần đó.

Trên trời có một đám mây đen thoáng qua. Nhưng tôi tin là gió sẽ thổi bay đi. Để nhường chỗ cho ánh ráng chiều vàng rực. Vàng như màu cờ. Trên lá quốc kỳ đàng kia. Và trong tim tôi. Mãi mãi !

HƯNG VIỆT (Brisbane)
01/05/2013

*** Nguyên văn bản Việt ngữ bài phát biểu của TNS Ron Boswell: (xin bấm vào link dưới đây)

Boswell 30Apr2013 speech – 2nd draft mod-Viet

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Chào cờ

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Mặc niệm

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

BS Bùi trọng Cường, Chủ tịch CĐNVTD/Uc/Qld

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Captain RWG Hume

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

TNS Ron Boswell

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Những tràng hoa tưởng niệm

Posted in Bài vở 4EB, Chính Trị, Chính trị Việt Nam, Phát thanh 4EB, Sinh Hoạt Cộng Đồng | Tagged: , , , , | 1 Comment »

* TRƯỜNG VIỆT NGỮ TRƯNG VƯƠNG: EM HỌC VỀ NGÀY 30/4

Posted by hungvietbrisbane on 27/04/2013


TRƯỜNG VIỆT NGỮ TRƯNG VƯƠNG: EM HỌC VỀ NGÀY 30/4

Sĩ số học sinh của trường khá khiêm nhượng. Khoảng trên dưới 200 em. Là một trong 3 trường dạy tiếng Việt vào cuối tuần ở Brisbane. Ở một vùng không phải là có mật độ người Việt đông nhất. Vì thế nên có – hay giữ – được một số học sinh như thế là quá hay rồi.

Tôi dùng động từ “giữ” vì khi tôi rời trường cách đây khoảng 12, 13 năm, số học sinh cũng tròm trèm bao nhiêu đó. Hơn một thập niên sau, phụ huynh vẫn còn có lòng gởi con em đến học tiếng Việt như thế ắt hẳn đã là điều khích lệ vô cùng cho ban giảng huấn.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Lúc nhận được lời mời đến dự buổi lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30/4, tôi xúc động một cách bất ngờ. Vì thấy ý kiến đó hay quá. Từ trước đến nay, tôi chỉ được biết các trường tiếng Việt có tổ chức các buổi lễ như Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Trung Thu, hay như mái trường này có thêm lễ Hai Bà Trưng vì trường mang tên của Hai Bà.

Vậy thôi ! Chứ còn 30/4 ! Lần đầu tiên, tôi đến dự một buổi tưởng niệm 30/4 ở một trường Việt ngữ ở hải ngoại !

Chào hỏi các thầy cô cũ và được giới thiệu với các thầy cô mới, tỉ lệ chừng khoảng 50 – 50 mỗi bên. Chợt nhớ đến thầy LNN và cô VTH, hai trong số 3 sáng lập viên của trường, nay đã vĩnh viễn ra đi. Nhưng rồi lại cảm thấy mừng vì đã có lớp trẻ hơn, nay lên thay thế. Một hai em phụ giáo vốn đã từng là học trò cũ của trường. Tre tàn, năng mọc như vậy thì lo gì, tiếng Việt sẽ còn và từ đó, nuớc Việt sẽ còn mãi với thời gian.

Một em học sinh tuyên đọc chương trình và sau đó điều khiển phần nghi thức. Hai trăm mái đầu xanh, trong chiếc áo đồng phục màu vàng, cùng hơn chục thầy cô và một số phụ huynh nghiêm chỉnh hướng về cột cờ. Đích thân các em hát hai bài quốc ca của Úc và Việt Nam Cộng Hòa trong khi hai lá quốc kỳ bắt đầu tung bay trước gió.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Sau phút mặc niệm, thầy Phạm minh Hùng bắt đầu phần thuyết trình về lịch sử cận đại của Việt Nam. Từ hiệp định Geneve 1954, sang đến các vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc, rồi đến cuộc chiền Quốc Cộng, đến ngày miền Nam thất thủ vào tay CS BV, dẫn đến phong trào vượt biển, vượt biên làm chấn động lương tâm nhân loại. Thầy Hùng đã dùng những hình slides để giúp các em hiểu rõ bộ mặt thật của chế độ tàn ác CSVN.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Cô Phó Hiệu trưởng Du Nguyệt Chi đã tiếp tục phần nói chuyện bằng cách kể lại cho các em học sinh nghe về các cuộc vượt biên, với thí dụ của một gia đình người bạn bị kẹt trên đảo san hô hết 36 ngày và chỉ được cứu sống bằng một phép lạ.Cô kể lại chuyện chồng cô bị CS lừa gạt, nói chỉ đi “học tập cải tạo” 10 ngày nhưng phải mấy năm sau mới được tha về. Cô kết luận “Chúng ta chỉ còn là cờ Vàng và tiếng Việt của người quốc gia. Chúng ta phải gìn giữ hai bảo vật đó bằng mọi giá”.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Sau đó, thầy Trương văn Thiệt và phụ huynh tên Liêm đã trả lời các câu hỏi của các em học sinh về ngày 30/4.
Một em hỏi :”Tại sao trước khi đi vượt biên, biết là rất nguy hiểm mà thầy và các người tỵ nạn khác cũng vẫn đi ?”

Câu trả lời của thầy Thiệt rất ngắn gọn “Vì thầy cũng như họ đã đi tìm sự sống từ cái chết”. Đến đây thì giọng nói của thầy có vẻ như bị xúc động nên cô Hiệu trưởng Trương Khánh Tiên đã phải đỡ lời để giải thích tiếp.

….

Không thể nào không xúc động khi nhìn thấy các em ngồi yên lặng, ngoan ngoản lắng nghe những lời trình bày của các thầy cô về biến cố lịch sử quan trọng này của nước Việt Nam.

Tôi muốn chúc mừng Ban Giảng huấn đã có sáng kiến mỗi năm, đến mùa Quốc Hận, lại có một buổi lễ như vậy. Có thể những em thuộc các lớp nhỏ đã không thu thập được gì nhiều trong một tiếng đồng hồ qua. Nhưng đó là một giờ đồng hồ quan trọng trong việc giáo dục các em nếu chúng ta quan niệm giáo dục không phải chỉ vào lớp ê a vần tiếng Việt. Học Việt ngữ là quan trọng. Học về văn hóa cũng tối cần thiết. Nhưng các em không thể nào không hiểu về cội nguồn của mình. Các em phải biết tại sao ông bà, cha mẹ lại dắt dìu nhau, sang sinh sống ở một quốc gia xa lạ như thế này. Nếu không ở tuổi này thì 15 năm nữa, 20 năm nữa, các em cũng sẽ tự hỏi mình từ đâu đến. Như các nhà xã hội học đã từng chứng minh về những hoài niệm về nguồn cội của thế hệ di dân thứ hai, thứ ba, thứ tư trở đi.

Hôm nay các em tan học, trên đường về nhà, sẽ kể lại cho mẹ cha nghe về những điều đã học được trong một tiếng đồng hồ sang nay. Nếu tôi là một trong số những phụ huynh đó, tôi sẽ cám ơn nhà trường. Đã giúp cho con tôi hiểu được vì sao có những buổi chiều, có những buổi tối, nhứt là những ngày gần cuối tháng Tư, cha mẹ của nó thường nhìn qua cửa sổ với những ánh mát buồn đăm đăm !

HƯNG VIỆT (Brisbane)
27/04/2013

Posted in Bài vở 4EB, Chính Trị, Chính trị Việt Nam, Hình ảnh 4EB | Tagged: , , | Leave a Comment »

*TÔI THƯƠNG MÀU CỜ : DIỄN HÀNH ANZAC DAY BRISBANE 2013 !

Posted by hungvietbrisbane on 26/04/2013


TÔI THƯƠNG MÀU CỜ : DIỄN HÀNH ANZAC DAY BRISBANE 2013!

Người Tây phương thường có câu “And they keep the best to last”, có thể dịch ra là “Và họ đã để dành điều tốt đẹp nhứt đến lúc sau cùng”.

Tỉ dụ như trong một chương trình văn nghệ, tiết mục hấp dẫn nhứt được trình diễn sau chót. Khi thuật lại một mẩu chuyện, người ta để dành tình tiết ly kỳ nhứt, éo le nhứt cho câu kết.

Sáng hôm nay cũng vậy. Cuộc diễn hành ANZAC DAY ở Brisbane đã chấm dứt một cách ngoạn mục với phái đoàn của Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tiểu bang Qld.

Tôi không nhớ hết đã có bao nhiêu phái đoàn khác đã tham dự. Bắt đầu với 2 phản lực cơ chiến đấu xé tan không khí yên tĩnh của bầu trời mủa Thu thành phố nắng ấm này. Rồi sau đó là các đơn vị chiến đấu của Úc. Từ hiện tại. Tiểu đoàn 4. Tiểu đoàn 5. Đi trở lui về quá khứ. Các cựu chiến binh Úc đã tham chiến trong ở Mã Lai, Borneo. Đại Hàn, Việt Nam. Và dỉ nhiên không thể thiếu những “diggers” trở về sau Đệ Nhị Thế chiến, vài người bây giờ phải ngồi trên các chiếc xe jeep nhà binh.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Rồi các chiếc xe thiết giáp. Các đội kỵ mã. Các đơn vị của cảnh sát. Và các chiến bịnh đại diện cho các quân đội đồng minh như Anh quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Hy Lạp v.v… Và dỉ nhiên phải nói đến các đoàn nhạc diễn hành, quân sự cũng như dân sự, được xếp xen kẻ vào giữa để gia tăng phần rộn ràng cho cuộc diễn hành.

Nhưng với tôi. Có thể – không, chắc chắn thì đúng hơn – tôi đang rất thiên vị. Với tôi, phái đoàn Việt Nam, tuy đi sau cùng vì xếp theo thứ tự ABC, phải là đoàn rực rỡ nhứt và được nhiều tiếng vỗ tay hoan nghênh nhứt.

11 thiếu nữ xinh đẹp, tha thướt trong 11 chiếc áo dài với vương miện trên đầu.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Hai tà áo màu cam đi trước đã “bắt mắt” người xem ngay lập tức. Một phụ nữ đồng hương đứng bên cạnh đã nhận xét

Ai chọn màu cam này hay quá ! Nếu màu đỏ thì lại không hay. Phải màu cam như vậy mới hợp với cái sash quốc kỳ vàng ba sọc đỏ”.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Rồi đi sau 3 vị chỉ huy là 8 cô gái Việt Nam khác, 4 với áo dài quốc kỳ VNCH, 4 với áo dài quốc kỳ Úc, đi xen kẻ nhau thành hai hàng, người mặc áo có cờ VNCH thì tay mang quốc kỳ Úc, và ngược lại, người mặc áo cờ Úc thì tay cầm cờ VNCH.

Một điểm nữa đáng chú ý là 2 trong số 4 chiếc áo dài cờ VN, ba sọc đỏ được uốn cong thành hình chữ S.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Kỳ lạ lắm. Không giải thích được. Cứ mỗi lần nhìn thấy lá cờ vàng 3 sọc đò là một cảm giác ngất ngây lại dấy lên.

Em nhớ màu cờ. Ngày nào quấn xác thân anh… Em nhớ ngày nào. Màu cờ vàng như hồn xác anh linh. Lũ Cộng thay vào bằng ngọn cờ toàn màu máu tanh hôi…”. Một anh bạn lúc nảy vừa nhắc đền bản nhạc “Em Nhớ Màu Cờ” của Nguyệt Ánh.

Buộc mình phải nhớ đến bao nhiêu máu xương đã gởi vào đó. Như một lời nhắc nhở đừng bao giờ phụ ước với đất cũ, quê xưa. Da thịt lại gợn lên. Với niềm tự hào dân tộc.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Không hãnh diện sao được ! Không tự hào sao được ? Quê hương tôi là đây ! Dân tộc tôi là đây ! Các em đang giới thiệu nước Việt Nam, một nuớc Việt Nam của thời còn được độc lập, còn được tự do với người bản xứ.

Mà cũng phải khen ai khéo chọn 11 thiếu nữ này. Chẳng những đồng trang lứa mà còn có vóc dáng cân đồng nên khi cùng đi chung đã tạo nên một hình ảnh tươi mát, dễ thương.

Nói đến các thiếu nữ Việt Nam mà không nói đến 4 em gái hướng đạo Úc (Girls Guide) đi trong toán dẫn đầu với các quốc kỳ Úc Việt, cũng như bé Trúc bận đồ phi hành đi cùng với cha trong đoàn diễn hành thì quả là một điều thiếu sót. Tất cả đã tạo thành nét sinh động đặc biệt cho phái đoàn chúng ta trong buổi lễ hôm nay.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Nhưng dỉ nhiên, ngày hôm nay là ngày của các anh, những người đã một thời khoác áo chiến binh. Một năm hai ngày, ANZAC Day và Long Tân Day, các anh gặp nhau giữa lòng phố chính Brisbane, hàn huyên, tay bắt mặt mừng, cùng nhớ lại những giai đoạn hào hùng trong quá khứ.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Như những câu tâm sự:

“ Mày khỏe không ?”
“Còn ra đây được để đi chung với anh em là mày biết, tao cũng chưa đến nỗi nào !”.

Phải biết người trả lời là một cựu sĩ quan Không quân đã chia sẻ với người viết bài “Còn 2 năm nữa, anh 80 tuổi rồi chứ ít đâu Việt!” thì mới hiểu được sự mừng vui khi bạn bè cũ, chiến hữu ngày xưa nay thỉnh thoảng lại gặp được nhau.

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Trong ánh mắt của mỗi người. Trong tiếng cười của mỗi anh. Tôi thấy dường như vẫn còn vương vấn đôi chút ngậm ngùi. Về một dĩ vảng của gần 40 năm về trước.

Nhưng chỉ thoáng qua thôi. Rồi các anh lại vui vẻ chuyện trò với nhau. Có lẽ bởi vì các anh hiểu rằng chính nhờ những chiến tích, những hy sinh mà các anh đã dành cho tổ quốc, cho quê hương, mới có nên các thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba mà ngày hôm nay, đang cùng với các anh đi trên đường phố Brisbane, dưới màu cờ thân yêu, giữa sự cổ võ nồng nhiệt của dân chúng địa phương và trong niềm hãnh diện vô cùng của những người Việt quốc gia như chúng tôi….

VLUU L100, M100  / Samsung L100, M100

Gần 1 giờ trưa rồi. Nắng đẹp. Bầu trời xanh, chỉ có vài cụm mây cumulus lãng đãng. Người Úc đang mời các em áo dài đứng lên bực thềm của Sở Bưu Điện Trung Ưong dể chụp hình lưu niệm. Các anh em đang thu góp cờ và biểu ngữ để mang về. Cùng nhau trở lại bến xe bus để bắt xe về lại trụ sở,

Đúng lúc đó, một message của một người bạn Úc xuất hiện trên mobile phone của người viết bài:
“ Beautiful day 4 the parade eh? Just watched the Vietvet group. Girls r so pretty. U guys r MAGINFICENT”.

Trong lòng tự dưng có một niềm vui !

HƯNG VIỆT (Brisbane)
25/04/2013

Posted in Bài vở 4EB, Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam, Hình ảnh 4EB, Phát thanh 4EB | Tagged: , , , , | 1 Comment »

* Bài xã luận trên báo Sydney Daily Telegraph: “Sống dưới một chế độ kiểm duyệt”.

Posted by hungvietbrisbane on 19/03/2013


Bài xã luận
trên báo Sydney Daily Telegraph:
“Sống dưới một chế độ kiểm duyệt”.

Trong một bài trước, chúng tôi đã trình bày về bối cảnh và cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra gay gắt ở nước Úc về dự luật cải tổ về truyển thông của TNS Stephen Conroy, Tổng trưởng về Truyền Thông.

Stephen Conroy No 2

TNS Stephen Conroy, Tổng trưởng về Truyền Thông của Úc

Ngày hôm qua, các ông “trùm” về truyền thông gồm các Tổng Giám Đốc của các tổ hợp Fairfax, News Limited, Channel 7, Channel 10 v.v… đã bay về Canberra để điều trần trước một Ủy ban của Thượng viện về những điều mà họ cho là “vội vã”, “không thông suốt”, “đe dọa đến tự do báo chí” v.v… của những dự luật này.

Thứ Tư tuần qua, 13/03/2013, nhật báo toàn quốc Australian Financial Review đã đăng tải một bức thư cho Chủ bút (Letter to the Editor) của chúng tôi để bày tỏ sự quan ngại về vấn đề này.

(https://hungvietbrisbane.wordpress.com/2013/03/14/thu-cho-chu-but-bao-financial-review-uc-ve-nguyen-dac-kien/)

Để tiếp tục trình bày về sự nguy hiểm của một chế độ kiểm duyệt báo chí mà CSVN là một thí dụ điển hình, chúng tôi đã gởi một bài xã luận và đã được nhật báo The Daily Telegraph ở Sydney đăng tải vào ngày hôm nay, thứ Ba 19/03/2013.

http://www.dailytelegraph.com.au/news/opinion/living-under-a-regime-of-government-censorship/story-e6frezz0-1226600073739

Nhật báo toàn quốc The Australian cũng trích đăng một phần lớn của bài này trên trang “Letter to the Editor” (bài thứ 4 trong link dưới đây).

http://www.theaustralian.com.au/opinion/letters/conroys-media-war-is-an-abuse-of-public-office/story-fn558imw-1226600078703

Kính mòi quý vị theo dõi bản Việt ngữ của toàn bài xã luận nói trên.

================


Sống dưới một chế độ kiểm duyệt.

Việt Trần, The Daily Telegraph (Sydney), 19/03/2013

Gốc gác từ Việt Nam, tôi đến Melbourne vào năm 1985, qua ngã Tân tây Lan. Năm 1993, chúng tôi dời lên ở Brisbane và định cư ở đây.

Từ tuần qua, tôi ngày càng trở nên quan ngại hơn về những đề nghị cải cách về truyền thông của TNS Stephen Conroy bởi vì chúng nhắc tôi về sự kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam, trước và nay.

Trong thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của mìền Nam Việt Nam của Tổng thống Ngô đình Diệm và thời Đệ Nhị Cộng Hòa của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, trước khi đem đi in, các tờ báo phải được nộp cho Sở Kiểm Duyệt của Bộ Thông tin để “duyệt xét”. Cơ quan này, thường chỉ là một người được chính phủ bổ nhiệm, là tiếng nói tối hậu để quyết định những gì sẽ được lên khuôn. Những đoạn nào “không th1ich hợp” sẽ bị đục bỏ, khiến tờ báo loang lỗ với những khoản trắng. Nghiêm trọng hơn, nếu bài viết được xem là “thiếu xây dựng”, cả tờ báo sẽ bị cấm xuất bản vào ngày hôm đó. Và nếu những “vi phạm” này cứ tái diễn, giấy phép sẽ bị thu hồi, có nghĩa là tờ báo và vị chủ nhiệm sẽ tiêu tùng.

Cũng cần nói thêm rằng những bài bị kiểm duyệt không nhất thiết phải về chính trị. “Vi phạm thuần phong mỹ tục”, “xuyên tạc lịch sử” cũng là những lý do để bị thu hồi giấy phép. xuất bản.

Tôi biết những điều này vì thân phụ tôi là một ký giả và ông thường bày tỏ sự bực bội, thỉnh thoảng sự tức giận, về việc những bài viết của ông bị “hiệu đính vì quyền lợi quốc gia”.

ít nhứt các chính phủ Nam Việt Nam có lý do là vì chiến tranh nên mặt trận chiến tranh chính trị, trong đó báo chí giữ một phần rất quan trọng, cần phải được kiểm soát.

Nhưng sau khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975, chế độ Cộng sản đã và đang áp dụng một sự kiểm soát truyền thông gắt gao hơn.

Hơn 100 nhật báo trong nước chỉ có thể theo một đường lối, đó là đường lối của nhà nước.

Tin tức cho bi1êt những bloggers bày tỏ các quan điểm không thuận lợi đối với chính sách và / hoặc hành động cua nhà nước đều bị các tòa án kangaroos kết án và cầm tù.

Các văn sĩ, nhạc sĩ, sinh viên học sinh và nhiều người thuộc các thành phần khác nhau trong xã hội đều cùng chung số phận.

Hội Ân xá Quốc tế, tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, cơ quan Quan Sát Nhân Quyền thường xuyên lên tiếng về sự quan ngại và phản đối của họ đối với những vi phạm về nhân quyền ở Việt Nam.

Năm ngoái, hai TNS Ron Boswell và Mark Furner đả đệ trình một quyết nghị về vấn đề này lên Thượng viện và được thông qua.

Đó là lý do tại sao bây giờ, khi nghe đến đề nghị của TNS Conroy về Public Interest Media Advocate (PIMA, tạm dịch là Ủy Ban – hay viên chức – Bảo Vệ Quyền Lợi Công Chúng về Truyền Thông), tôi run lên vì sợ hãi.

Tôi luôn cho rằng mình rất may mắn được sống trong một quốc gia dân chủ như nước Úc. Xin vui lòng cho các con tôi được hưởng những quyền tự do tương tự, trong đó quyền tự do báo chí là một trong những quyền quan trọng nhứt. Chúng không thể bị bắt buộc phải đọc những điều tuyên truyển của đảng cầm quyền như tôi đã phải trãi qua trước đây trong đời tôi.

Viêt Trần OAM
Thành viên Ban Quản trị đài 4EB,
Cựu Chủ tịch Cộng Đồng NVTD Úc châu, tiểu bang Queensland.

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , , , , , | Leave a Comment »

*Thư cho Chủ Bút báo Financial Review (Úc) về nhà báo Nguyễn đắc Kiên

Posted by hungvietbrisbane on 14/03/2013


Thư cho Chủ Bút báo Financial Review (Úc) về nhà báo Nguyễn đắc Kiên.

BỐI CẢNH.

Thứ Ba vừa qua, 12/03/2013, Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, Tổng trưởng về Truyền Thông, đã loan báo những biện pháp cải tổ về sự hoạt động của các cơ quan truyền thông ở nước Úc. Các dự luật về những biện pháp này sẽ được đem ra bàn thảo trước Quốc Hội trong vòng 10 ngày tới đây.

Stephen Conroy

TNS Stephen Conroy, Tổn trưởng Truyền Thông Úc

Ngay lập tức, các đề nghị của TNS Conroy đã gặp phải sự chống đối dữ dội, một phần từ quần chúng, phần khác từ các tổ hợp truyền thông trong đó có 2 tổ chức lớn nhứt ở nước Úc là News Corp và Fairfax.

Daily Telegraph 13Mar

Trang Nhứt của báo Daily Telegraph (Sydney) hôm qua, thứ Ba 13/03/2013
ví TNS Conroy như các nhà độc tài cổ kim trên thế giới

Một trong những đề nghị nói trên là việc thành lập một cơ quan chế tài mới, Public Interest Media Advocate (PIMA), tạm dịch là Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Lợi Công Chúng về Truyền Thông, với quyền hạn kiểm soát hai cơ quan chế tài hiện nay về phương diện này là Press Council (về báo chí) và truyền thanh cùng truyền hình (Australian Communications and Media Authority, ACMA).

Ngoài sự dẫm chân lên nhau của hai cơ chế kể trên, điều nguy hiểm của dự luật do TNS Conroy đề nghị là người (hay ủy ban) điều khiển PIMA sẽ do chính phủ chỉ định. Và điều đó sẽ dễ đưa đến tình trạnh Hành Pháp kiểm duyệt báo chị và truyền thông.

THƯ CHO CHỦ BÚT AFR.

Để góp phần vào việc lên tiếng báo động về nguy hiểm đó, và dựa vào đó để trình bày với công luận Úc về trường hợp của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ở Việt Nam, chúng tôi đã viết một bức Thư Cho Chủ Bút (Letter to the Editor) và đã được nhật báo Australian Financial Review (AFR) phổ biến sáng hôm nay, thứ Năm 14/3/2013.

Nguyễn đắc Kiên

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị mất việc vì chỉ trích TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng

AFR là một trong 2 nhật báo phát hành trên toàn quốc ở Úc, chuyên về
kinh tế, tài chánh và thời sự. Xin mời quý vị bấm vào link sau đây để theo dõi bản Anh ngữ.

http://www.afr.com/p/opinion/censorship_danger_in_media_reforms_nekkHoJ9KSvXqIx0E5h0BM

Sau đây là bản dịch Việt ngữ của bức thư của chúng tôi được AFR đăng tải:

Những cải cách về truyền thông của TNS Stephen Conroy chủ yếu là thiết lập một cơ quan mới để chế tài một cơ quan chế tài hiện hữu.

Vấn đề là cơ chế hiện tại có tính cách độc lập và đang làm việc tốt đẹp trong khi cơ chế mới sẽ do chính phủ kiểm soát, dễ đưa đến tình trạng kiểm duyệt truyền thông.

Chúng ta đều biết sự nguy hiểm của điều đó. Tháng vừa qua ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN, phê bình rằng “Đòi hỏi bãi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp (xác nhận sự lãnh đạo đơn đảng) là một sự suy thoái về lý tưởng và đạo đức“.

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã viết để phủ nhận thẩm quyền của ông Tổng bí thư về các nhận định này.

Ông Kiên đã bị chủ bút sa thải ngay tức khắc
“.

HƯNG VIỆT (Brisbane)
14/03/2013

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , , , , | 1 Comment »