Hung Viet Brisbane's Blog

Trang blog của Hưng Việt (Brisbane)

Archive for October, 2012

* T/Cáo Báo Chí của TNS Ron Boswell về 2 bản án cho Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình

Posted by hungvietbrisbane on 31/10/2012


Việc Bỏ Tù Các Nhạc Sĩ Là Thêm Một Hành Động Kiểm Duyệt Của Nhà Cầm Quyền Việt Nam

31/10/2012

Hôm nay, TNS tiểu bang Queensland, Ron Boswell, tuyên bố rằng việc kết án hai nhạc sĩ Việt Nam để bỏ tù vì đã phổ biến trên mạng các bản nhạc chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam tiêu biểu cho sự vi phạm trầm trọng về nhân quyền,

Sau một phiên tòa dài 5 tiếng đồng hồ ở TPHCM ngày hôm qua, hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã bị án 4 và 6 năm tù. Hai anh cũng bị hai bàn án 2 năm quản chế.

“Các bản nhạc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam gán cho là tuyên truyền chống chế độ chỉ là hai người vô tội sử dụng quyền của họ để chất vấn những hành động của chính quyền.

“Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình có toàn quyền để phản kháng. Các bản nhạc của họ tạo sự chú ý rộng rãi về sự đàn áp hung bạo của công an đối với những người biểu tình chống chính phủ ở Việt Nam trong năm 2011.

“Việc bắt giam những người viết nhạc ôn hòa này biểu hiện một mức độ thấp kém nữa của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc tiếp tục một thành tích tệ hại về nhân quyền”.

Đầu năm nay, TNS Boswell đã lên tiếng trước Thượng Viện về việc bắt giữ Việt Khang mà không xét xử. Sau đó, cùng vói TNS Mark Furner, ông đã đệ trình một kiến nghị thư của cộng đồng người Việt, thúc đẩy chính phủ Úc cải thiện các cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam để giúp đạt được việc phóng thích những công dân Việt Nam bị bắt giam vô cớ.

Tháng qua, sau khi 3 nhà bloggers nổi tiếng ở Việt Nam bị bỏ tù, TNS Boswell lại lên tiếng phản đối về chiến dịch kiểm duyệt của nhà cầm quyền Việt Nam. Các bloggers Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải cũng đã bị kết tội phát tán tuyên truyền chống nhà nước trên mạng

“Đây là những người Việt Nam bị kết án tù giam, hoặc đơn thuần bị bắt giữ mà không bị buộc tội, tất cả chỉ vì nhà cầm quyền Cộng Sản không thể khoan nhượng được bất cứ hình thức phản kháng nào.

“Đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam lắng nghe những lời kêu gọi của các tổ chức nhân quyền như Ân Xá Quốc Tế và tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân và phóng thích tất cả các tù nhân mà họ đã giam giữ chỉ vì đã phơi bày các hành động của họ ra ánh sáng”.

HẾT

Original English Text:

Musicians’ jailing more censorship by Vietnamese government

The sentencing of two Vietnamese musicians to prison for posting songs online that criticised the Vietnamese government represents a gross violation of human rights, Queensland LNP Senator Ron Boswell said today.

After a five-hour trial in Ho Chi Minh City yesterday, songwriters Viet Khang and Tran Vu Anh Binh were handed four and six year prison sentences respectively. They also received separate two-year surveillance sentences.

“The songs the communist Vietnamese government has labelled anti-state propaganda were merely two innocent men exercising their right to question their government’s actions,” Senator Boswell said.

“Viet Khang and Tran Vu Anh Binh had every right to protest. Their songs brought wide-spread attention to the violent police crackdowns that took place in Vietnam in 2011 against protestors critical of the government.

“The imprisonment of these peaceful songwriters represents another low for the Vietnamese government which continues to hold an abysmal human rights record.”

Senator Boswell spoke in the Senate at the start of this year on Viet Khang’s detention without trial. He, along with Labor Senator Mark Furner, later presented a petition from the Vietnamese community urging the Australian government to improve its human rights dialogue with Vietnam to help secure the release of unjustly detained Vietnamese citizens.

Following the jailing of three prominent Vietnamese bloggers last month, Senator Boswell spoke out against the Vietnamese government’s campaign of censorship. The bloggers, Phan Thanh Hai, Ta Phong Tan and Nguyen Van Hai, were also found guilty of spreading anti-government propaganda online.

“These are Vietnamese men and women being sentenced to prison, or simply being held without charge, all because the Communist regime cannot tolerate any form of dissent,” Senator Boswell said.

“It is time the Vietnamese government heed the calls of human rights organisations like Amnesty International to respect its people’s right to freedom of expression, and to release all prisoners it has jailed for bringing its actions to light.”

ENDS

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* MỘT NIỀM VUI BẤT CHỢT !

Posted by hungvietbrisbane on 26/10/2012

MỘT NIỀM VUI BẤT CHỢT !

Có một văn sĩ đã triết lý vụn đâu dó rằng “Hạnh phúc lớn nhất trong đời thường là những niềm vui nhỏ nhất, nhưng đến với chúng ta một cách thật bất chợt nhất”.

Nếu đúng như thế thì tối hôm qua, tôi đã được hưởng một niềm hạnh phúc to tát khi đi tham dự buổi khánh thành Trung tâm Đa Văn Hóa Queensland, Queensland Multicultural Centre QMC.

Tôi phải thú thật là trước khi rời nhà, tôi cũng không cảm thấy hứng thú chi cho lắm. Theo kinh nghiệm, với những buổi sinh hoạt như thế, ta đến để chỉ thường được nghe các quan lớn đọc những bài diễn văn thật buồn ngủ, ca tụng lẫn nhau, sau khi được mời một ly rươu vang hay một chai bia cùng vài miếng bánh ngọt.

Nhưng Thư Mời của văn phòng ông Bộ Trưởng Bộ Công Chánh – vì một lý do nào đó – đến với Ban Quản trị đài 4EB chúng tôi hơi trễ nên các thành viên khác – kể cả anh bạn Chủ Tịch – đều đã có hẹn, không ai đi được.

Thế là kẻ hèn phải “điền vào chỗ trống …” nhưng ráng tự an ủi lòng mình là cũng nên đến để xem cho biết trụ sở mới toanh này có những gì hay lạ.

Trung Tâm Đa Văn Hóa Qld, 102 Main St, Kangaroo Point, Brisbane

QMC là công trình hợp tác giữa cơ quan địa ốc Australand và Bộ Gia Cư và Công Chánh của tiểu bang Qld, tọa lạc sát bên cạnh bản đài 4EB và ngay cửa ra vào của Trung Tâm Di Dân Yungaba trước đây. Tòa nhà có thính đường (auditorium) ở tầng trệt có thể chứa đến 300 người, một phòng hội nghị (conference room) ở tầng 2 với khả năng tương tự, cùng văn phòng của cơ quan điều hành BEMAC ở tầng trên cùng.

Tác giả cùng hai thành viên khác của Ban Quản trị đài 4EB

Mở cánh cửa kiếng để bước vào bên trong, người ta thấy ngay một quầy tiếp tân, tối nay được dùng để tiếp đãi rượu bánh nhưng trong tương lai sẽ có các nhân viên giúp đỡ những người đến thăm viếng.

Trong góc bên trái, bộ ba Ijimp đang trình bày các bản nhạc Nhật Bản và Ấn Độ để giúp vui trong khi quan khách hàn huyên, trò chuyện với nhau.

Ban nhạc Ijimp

6 giờ 45: tiếng trống bập bùng nổi lên và từ một phòng bên trong, ba tay trống gồm 2 nam 1 nữ cùng 3 thiếu nữ Rwanda họp thành đoàn văn nghệ Imanzi bước ra để chào mừng quan khách. Nhìn những nét ẻo lã, yểu điệu của các vũ công, cùng nét mặt vui tươi của toàn ban,người viết bài – và có lẽ đa số trong cử tọa – mừng (hay hy vọng) rằng họ đã tạm quên đi 100 ngày hãi hùng của năm 1994 khi khoảng 800,000 đồng bào của họ đã bị tàn sát trong một cuộc diệt chủng bi thảm.

Ban vũ nhạc Imanzi của Rwanda

Bước chân vào bên trong thính đường, cảm nghĩ đầu tiên đây là một công trình kiến trúc phối hợp óc sáng tạo và kinh nghiệm thực dụng. Hệ thống âm thanh và ánh sáng tốt nhưng không có gì là tuyệt diệu. 15 hàng ghế, mỗi hàng khoảng 20 chỗ ngồi, đi từ thấp lên cao, cũng không có gì là đặc biệt, ngoại trừ ngồi ở hàng ghế sau cùng cũng không xa sân khấu đàng trước là bao xa.

Điểm hay của thính đường này là 15 hàng ghế đó đều có thể được đẩy lùi về đàng sau để người ta có thể sử dụng cả nguyên diện tích của căn phòng, nếu cần, chẳng hạn như cho những buổi tâm tình quây tròn hay các lớp học vũ.

Sau lời chào mừng chính thức của bà Jo Pratt, Giám Đốc BEMAC, ban vũ thổ dân Nunukui Yuggera Dancers trình diễn màn múa thuần túy bản xứ để nghênh đón mọi người.

Nunukui Yuggera Dancers của người thổ dân

Tiếp theo là các bài diễn văn của bà Dilshani Weerasinghe (Chủ tịch BEMAC), ông Richard Fulcher (Tổng Giám Đốc công ty Australand) và ông Glen Elmes, Bộ Trưởng bộ Thổ Dân, đảo Torres Strait và Đa Văn Hóa Sự vụ, phụ tá Thủ Hiến Campbell Newman.

Cũng cần ghi nhận thêm sự diện diện của ông Rob Cavalucci, phụ tá Bộ Trưởng Đa Văn hóa Sự vụ của tiểu bang Qld, à ông Garry Page, Tổng Giám Đốc Sở Đa Văn Hóa Qld.

Nhưng sau đó, sự chú ý của người tham dự lại đã được xoay ngay về ba màn phụ diễn tiếp theo.

Đầu tiên là ban Sufi Art Group, gồm 4 người với các nhạc cụ mà người viết chưa từng thấy bao giờ. Với những cái tên cũng xa lạ như daf, Shah Kanan, chúng được dùng để trình bày âm nhạc của các nước Trung Đông. Phục nhất là 5 ngón tay mặt của anh nhạc công thoăn thoắt trên cái mâm daf.

Đáng tiếc là các tấm hình chúng tôi chụp ban nhạc Sufi Art này không được thành công để có thể trình bày cùng bạn đọc.

Sau đó là ban nhạc Papituy (có nghịa là “dear friend, bạn thân”) với hai nhạc công, một chơi guitar, một với các loại khẩu cầm khác nhau của miền sơn cước xứ Peru, Nam Mỹ. Tiếng nhạc lúc thì trầm buồn, lúc như thôi thúc, đã là một sự quyến hợp có sức làm mê mẫn nhỉ quan người thưởng ngoạn một cách lạ kỳ.

Nó nhắc tôi nhớ đến các buổi trình diễn của anh bạn người Tây Tạng nhưng không có sự hàm chứa một tâm tư u uẩn của một người tha hương vì quốc phá gia vong.

Ban song tấu Papituy của Peru

Và cuối cùng là ban nhạc gypsy có tên là Greshka, gồm 1 flute, một saxophone, một clarinet, một viola và một tay trống. Họ trình bày các bãn nhạc của người lưu dân nhu Yiddish, Nga sô, dân bán đảo Balkan cộng thêm chút nhạc thời đại. Tôi như bị lôi cuốn vào sự hứng khởi của tay trống Andre, linh hồn của ban nhạc này, nên cứ xoay qua nói nhỏ với người bạn đi cùng “Woa, it is beautiful !”.

Ban nhạc gypsy Greshka

Tôi trở về đài 4EB để lấy xe ra về. Trong bầu không khí trong lành và ấm áp của một ngày cuối Xuân, tôi cảm thấy mình quá may mắn. Được sống trong một xã hội chẳng những quá đổi yên bình mà còn là một sự hòa trộn binh đẳng, tôn trọng lẫn nhau của hơn 120 sắc tộc ở tiểu bang này. Được học hỏi thêm từ rất nhiều các nền văn hóa khác. Chỉ cần một chút cố gắng tối thiểu để bước ra ngoài và hòa nhập với dòng sống chung quanh ta.

Niềm vui sẽ nằm ở những nơi đó ! Không tìm cũng sẽ tới ! Ở những nơi bất ngờ nhất ! Và vào những giây phút bất chợt nhất !

HƯNG VIỆT
(Brisbane, thứ Sáu 26/10/2012)

Posted in Bài vở 4EB, Phát thanh 4EB | Tagged: , , , , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* P/Vấn: TNS RON BOSWELL VỀ VIỆC GIÃ TỪ CHÍNH TRƯỜNG CỦA ÔNG

Posted by hungvietbrisbane on 18/10/2012


P/Vấn: TNS RON BOSWELL VỀ VIỆC GIÃ TỪ CHÍNH TRƯỜNG CỦA ÔNG

(Để tải xuống và nghe cuộc phỏng vấn, xin bấm vào link số “(2) Pv TNS Ron Boswell về việc giã từ chính trường của ông” bên tay mặt)

VT: Kính chào TNS Boswell. Ông khỏe không ?

RB: Chào bạn Việt. bạn ra sao ?

VT: Tôi khỏe, cám ơn ông. Cám ơn ông dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn này. TNS Boswell, cộng đồng rất buồn khi nghe tin ông quyết định không tái tranh cử trong kỳ tổng tuyển cử lần tới. Tôi biết ông cũng rất buồn, và tôi hiểu là ông đã giải thích lý do trong Thông cáo Báo chí và cuộc phỏng vấn khác. Tuy nhiên, xin ông vui lòng cho thính giả của chương trình Việt ngữ đài 4EB biết điều gì đã khiến ông quyết định về hưu ?

RB: Sau 30 năm, một khoảng thời gian rất dài so với một thời gian phục vụ trung bình của một TNS là 9 năm, chúng tôi có nhiều người trẻ đang muốn có một sự nghiệp chính trị. Một vài người trong số đó rất tài giỏi. Nếu tôi ở lại, điều đó không cho phép họ tiến thân. Chúng ta phải luôn luôn canh tân không thôi sẽ đi thụt lùi. Tôi nghĩ rằng sau 30 năm, đã đến lúc phải nhường chỗ cho những dòng máu mới.

VT: Cho nên đây là để tiêm dòng máu mới ..

RB: Đây là để tiêm dòng máu mới cho đảng Quốc Gia

VT: Ông đã có một mối quan hệ làm việc rất tốt đẹp với cộng đồng người Việt ở Qld.

RB: Đúng vậy

VT: Tôi ngược giòng thời gian trở về năm 2001 khi ông quyết định chiến đấu chống Pauline Hanson. Ông đã mời cộng đồng chúng tôi và các cộng đồng khác tiếp tay ủng hộ ông trong cuộc tranh cử đó.

RB: Đúng vậy. Tôi đã mời tất cả các cộng đồng Á châu – Việt nam, Đài Loan. Trung Hoa. Pauline Hanson đang nhắm vào các người đó và đang cố gắng mang họ ra làm vật tế thần. Tôi nghĩ rằng đó là điều sai lầm. Tôi biết đánh bại được bà ta là điều khó khăn. Nhưng tôi biết là nếu tôi có thể kêu gọi các cộng đồng nói trên, công tác sẽ dễ dàng hơn. Và tôi muốn cám ơn cộng đồng người Việt – họ thật tuyệt vời. Họ đã ra tay, phân phát phiếu hướng dẫn bằng Việt ngữ và điều đó đã tạo thành một sự khác biệt to lớn.

VT: Tôi xin nhắc lại đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhứt mà cộng đồng đã thông qua chính sách không theo một đảng nào hết để hổ trợ cho một ứng cử viên Quôc Hội là ông Boswell.

RB: Cộng đồng Việt Nam sẽ bị thua thiệt rất nhiều nếu bà ta thắng. Cũng như các cộng đồng Á châu khác. Bà ta đã cáo buộc là họ đang mang bệnh tật vào .. hoàn toàn ngu xuẩn. Tôi nghĩ nước Úc đã trở thành một nơi tồi tệ hơn rất nhiều nếu bà ta đã thắng và tôi đã thua. Rất quan trọng là .. hoặc bà ta hoặc là tôi thắng cử. Việc tôi thắng cử kỳ đó rất quan trọng. Tôi nghĩ đó đã là một thành quả to lớn nhứt mà tôi đã đạt được trong suốt 30 năm trong chính trường.

VT: Đầu năm nay 2012, ông đã thực hiện vài điều về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Ông đã có bài phát biểu về nhạc sĩ Việt Khang. Ông bảo trợ một Thỉnh nguyện thư của cộng đồng về các cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai chính phủ. Và ông đã thành công trong việc được Thượng viện thông qua một quyết nghị về nhân quyền. Thưa TNS Boswell, động lực của ông là gì ?

RB: Tôi được cộng đồng người Việt yêu cầu hổ trợ cho Việt Khang. Tôi nghĩ cách hay nhứt là có một bài phát biểu để bắn vần đế đi. Sau đó, chúng tôi đưa ra Thỉnh nguyện thư. Nhưng điều hay nhứt là chúng tôi đã thành công với một nghị quyết lưỡng đảng ở Thượng viện, kêu gọi cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi phải thương lượng giữa đảng Lao Động và đảng Tự Do, và phải chạy qua chạy lại để cho từng câu từng nghĩa được chính xác. Và chúng tôi đã thành công. Chúng tôi có được một sự đồng thuận giữa một TNS Lao Động và chúng tôi. Việc thông qua một quyết nghị ở Quốc hội liên bang Úc châu là một thắng lợi khá to lớn để hỗ trợ cho nhân quyền ở VN, và để kêu gọi Chính phủ Úc tạo áp lực để cải thiện vấn đề này.

VT: Ít khi chúng ta thấy có một nghị quyết được cả hai đảng thông qua ở Quốc hội, dù là Hạ viện hay Thượng viện.

RB: Ít khi lắm. Nhất là về vấn đề ngoại giao đối với nước ngoài. Tôi không nhớ có một nghị quyết như vậy trước đây. Có thể có nhưng tôi không nhớ. Cho nên đó là một điểm son rất lớn. Có khoảng 200, có thể là 300 người Việt đã tham dự và họ đã rất rất vui mừng thấy nghị quyết này được thông qua.

VT: Và có vài ngàn chữ ký trong thỉnh nguyện thư nữa phải không ?

RB: Tôi không nhớ chính xác là bao nhiêu nhưng tôi nghĩ đã có hơn 5 hay 6 ngàn, từ khắp nơi trên thế giới.

VT: Đúng vậy. Tôi cần nhấn mạnh là thỉnh nguyện thư đó không phải chỉ từ cộng đồng người Việt ở Qld mà còn từ khắp nơi trên nước Úc, và cả từ Hoa Kỳ cùng các nước khác trên thế giới.

Thưa TNS Boswell, rồi tuần này, ông cũng vừa cho ra một Thông cáo Báo chí về một phiên tòa “cuội” ở Sàigòn, đã kết án ba nhà bloggers đối kháng. Trong TCBC đó, ông nói “Điều này cho thấy rõ sự cần thiết cua một hành động hữu hiệu hơn từ chính phủ Úc để giúp cải thiện tình trạng nhân quyền ở VN”

RB: Chính phủ Úc chỉ cò thể làm đến một giới hạn nào đó mà thôi về nhân quyền. Nhưng họ có đối thoại, và họ có cuộc đối thoại về nhân quyền mỗi năm, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải đặt thêm chút áp lực. Tôi muốn nói đây là những bản án khắc nghiệt đối với điều mà ở Úc được xem là tự do ngôn luận. Và có người bị xử 10 năm tù cùng 5 năm quản chế – tôi nhờ có người bị 12 năm tù và 5 năm quản chế – điều này hoàn toàn khắc nghiệt và đây là một tiến trình hoàn toàn bất hợp pháp ở nước Úc.

VT: Bởi vì họ chỉ muốn nói lên sự quan ngại của họ trước những chuyện đang xảy ra ở Việt Nam.

RB: Đúng vậy.

VT: Trước những điều ông đã giúp cho cộng đồng người Việt ở đây, cũng như ở các nới khác, chúng tôi rất mang ơn ông. Và đối với một người đã từng ở trong chính trường suốt 30 năm, tôi e rằng Ron Boswell có thể rời khỏi chính trường nhưng chính trị không hể tách rời ra khỏi Ron Boswell.

RB: Đó sẽ là một điều rất khó khăn.

VT: Ông có nghĩ là ông sẽ nhớ nó không ? Ông sẽ còn liên hệ với chính trị không ?

RB: Tôi biết là tôi sẽ rất nhớ nó. Mỗi ngày trong 30 năm qua, tôi đã dành để tranh đấu cho giới tiểu thương, nông nghiệp, n6ng gia, giới ngư nghiệp, các tiệm thuốc tây và các tiệm báo, những tiểu thương gia, tôi đã đại diện cho họ. Và đến khi phải đại diện cho cộng đồng người Việt khi Pauline Hamson xuất hiện, tôi cũng đã có thể giúp. Và qua 30 năm .. tôi nghĩ đến ngày 30 tháng Sáu 2014, khi tôi rời khỏi nơi đây, tôi sẽ cảm thấy rất, rất buồn.

VT: Và chúng tôi cũng sẽ như vậy. Một ủng hộ viên của ông, tạm thời xin được ẩn danh, viết cho tôi rằng ông Boswell sẽ cảm thấy rất khó khăn để thích ứng với đời sống sau khi giả từ chính trường, lúc đón đến phiên chúng ta phải hỗ trợ ông ấy. Vậy thưa ông, như một cộng đồng, lúc đó chúng tôi có thể làm gì được để hỗ trợ ông ?

RB: Tôi cũng không biết. Có một điều về chính trị là ta xao lãng mọi điều khác. Ta xao lãng bạn bè, xao lãng môn thể thao ta ứa thích, xao lãng các sở thích khác. Sau 30 năm, ta không còn một sở thích nào khác. Cho nên tôi không hạ giá sự khó khăn mà tôi sẽ có. Nhưng tất cả mọi điều rồi cũng phải kết thúc. Tôi không thể đi hoài và cầm chân những bạn trẻ. Chúng tôi có những người trẻ tuổi rất có tài và sẽ làm việc rất giỏi. Phải đưa họ lên. Dù có làm mình đau lòng nhưng mình phải làm chuyện đó.

VT: Cuối cùng, ông có điều chi muốn nhắn gởi tới cộng đồng người Việt chăng ?

RB: Cộng đồng người Việt là một cộng đồng thực sự thành công, nhứt là ở Qld. Không bao giờ có vấn đề gì với họ. Đây là một cộng đồng tổ chức chặt chẻ, có kỹ luật, hoạt động suông sẻ. Họ là những công dân gương mẫu và rất ít khi có vấn đề. Họ là những người tốt và tôi rất hân hạnh được biết họ và làm việc chung với họ.

VT:: Thưa TNS Boswell, thay mặt cho thính giả của chúng tôi, chúng tôi cám ơn ông về những lời tốt đẹp, và cám ơn ông về sự hỗ trợ trong nhiều năm qua, và chúng tôi chúc ông mọi điều tốt đẹp khi về hưu, cùng cám ơn ông dành thì giờ cho cuộc nói chuyện này.

RB: Cám ơn anh Việt rất nhiều.

Brisbane 27/09/2012

Posted in Chính Trị, Chính Trị nước Úc, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

* ĐÀI 7 (ÚC) và TÀI TỬ ANH ĐỖ NỢ NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN MỘT LỜI XIN LỖI

Posted by hungvietbrisbane on 17/10/2012


ĐÀI 7 (ÚC) và TÀI TỬ ANH ĐỖ
NỢ NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN MỘT LỜI XIN LỖI

BỐI CẢNH:

Kính thưa quý đồng hương,

Tối Chủ nhựt vừa qua 14/10/2012, đài truyền hình số 7 ở Úc trình chiếu Tập 2 của bộ phim tài liệu du lịch “Anh Does Vietnam”. Anh là tên gọi của Anh Đỗ, một tài tử trẻ tuổi Úc gốc Việt tỵ nan.

Ngoài mục đích tuyên tuyên truyền du lịch cho Việt Nam với những cảnh ăn chơi, du hí của những thành phần được ưu đãi trong xã hội, cuốn phim đã có những đoạn với hình ảnh đề cao Hồ Chí Minh và cuộc “chiến tranh chống Mỹ” cũng như các nhân vật phản chiến nổi tiếng như Jane Fonda, Joan Baez v.v…

Những hình ảnh và nội dung như trên rất tai hại vì sẽ tạo những ấn tượng sai lầm trong đầu óc các người bạn bản xứ về chế độ độc tài áp bức CSVN nói chung và sự bỏ nước ra đi tìm Tự Do của chúng ta nói riêng.


(1) Kính mời quý vị click vào link sau đây để xem tập phim liên hệ:

http://au.tv.yahoo.com/plus7/anh-does-vietnam/-/watch/15083205/sun-14-oct-series-1-episode-2/

(2) Gởi một thư phản đối đến Đài số 7 bằng 1 trong 3 cách sau đây:

2.1.- Qua điạ chỉ:
The Complaints Officer
Seven Network
PO BOX 777
PYRMONT NSW 2009

2.2.- Qua số fax (02) 8777 7180

2.3.- Qua email bằng cách:
(a) Vào trang web
http://www.freetv.com.au/Content_Common/OnlineComplaintStep1.aspx
(b) Sau khi điền chi tiết cá nhân xong, click “Next Step” để vào trang 2 và viết lá thư phản đối
(C) Gởi đi

======================================================
Quý vị có thể “cắt và dán” bức thư sau đây, nếu muốn:

The Complaints Officer
Seven Network
PO BOX 777
PYRMONT NSW 2009

16 October 2012

Dear Sir / Madam,

Imagine Channel 7 showing a holocaust victim displaying a Hitler souvenir and talking about him in a revered manner. Think of the outrage that Jewish and other victims of the Nazis would have felt.

And that was exactly our feeling in viewing Episode 2 of “Anh Does Vietnam” on Channel 7 on Sunday 14/10/2012.

By showing the footage of Ho Chi Minh, with Anh Do saying ‘the people here seem to admire him and respect him’ yet not mentioning the fact that we former refugees had to flee the country to escape the totalitarian regime that this man had set up and his followers still pursue to this day, you have left out an important side of the story and were insensitively oblivious to the feelings of Vietnamese Australians. For us, it always hurts when that system is glorified in public.

In other parts of the show, apart from the token visits to an orphanage and a seemingly under-funded school, the program mostly covered the glossy surface of current Vietnamese society while conveniently ignoring the socially destitute and the politically oppressed. This would create a totally wrong image about Vietnam in the minds of mainstream Australians.

For those reasons, Channel 7 and Anh Do owe our community an apology.

Yours sincerely,

Name: …………
Address: …………….
…………………….
Contact:
Phone: ………………….
Email:

=================================

(Bản Việt ngữ – Chỉ để tường- Không gởi đi)

Giám Đốc Liên Hệ Cộng Đồng
Đài Truyền Hình Số 7

16 October 2012

Kính thưa Ông/ Bà,

Hãy thử tưởng tượng Đài số 7 cho chiếu cảnh một nạn nhân của vụ diệt chủng Đức quốc xã trình bày một vật kỷ niệm có hình của Hitler và nói về tay này một cách kính trong. Hãy nghĩ tới sự tức giận của các nạn nhân Do Thái cũng như các nạn nhân khác của quân Đức quốc xã.

Và đó chính là cảm nghĩ của chúng tôi khi xem Tập 2 của bộ phim “Anh Does Vietnam” trên đài 7 vào tối Chủ nhựt 14/10/2012.

Qua các đoạn phim với hình ảnh Hồ Chí Minh và với Anh Do nói rằng “dân chúng nơi đây dường như ngưỡng mộ và kính trọng ông ta” mà không đề cập tới sự kiện là chúng tôi, những người tỵ nạn, đã phải bỏ nước ra đi để thoát khỏi chế độ độc tài mà người này đã dựng lên và các đệ tử vẫn tiếp tục theo đuổi cho đến ngày hôm nay, quý vị đã bỏ qua một phần quan trọng của câu chuyện và đã lơ là một cách thiếu tế nhị đối với cảm quan của những người Úc gốc Việt. Chúng tôi, bao giờ cũng đau lòng khi chế độ đó được tôn vinh.

Trong những phần khác của chương trình, ngoài những cuộc viếng thăm cho có lệ một cô nhi viện và một trường học có vẻ như thiếu ngân khoản, chương trình chỉ đề cập đến bề ngoài phù phiếm của xã hội Việt Nam và quên đi những người bị thiệt thòi về mặt xã hội và những ngừơi bị đàn áp về mặt chính tri. Điều này sẽ tạo một hình ảnh hoàn toàn sai lầm về Việt Nam trong đầu óc của những người Úc chính mẠch.

Vì những lý do đó, Đài số 7 và Anh Do nợ cộng đồng chúng tôi một lời xin lỗi

Posted in Chính Trị, Chính trị Việt Nam | Tagged: , , , , | Leave a Comment »

NGƯỜI TỬ TRẬN 3 LẦN: CỐ THIẾU TÁ “BẮC ĐẨU” NGUYỄN NGỌC BÍCH

Posted by hungvietbrisbane on 12/10/2012

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Thiết Đoàn 18 KB được lệnh tăng cường cho chiến trường Quảng Trị, phía bắc sông Thạch Hãn. Một quả pháo 130mm của địch quân CSBV đã rơi ngay chiếc Thiết vận xa M-113 của Đại Úy Nguyễn Ngọc Bích Bích và ông đã tử trận. Ngày 27/4/1972, thi hài cố Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Bích được di tản về Mỹ Chánh, Quảng Trị bằng quân xa GMC, đến Cầu Ga thì quân xa chở thi hài ông bị trúng đạn hỏa tiễn tầm nhiệt AT-3, ông tử trận lần thứ nhì.

Đồng đội đã đóng cho ông một chiếc áo quan tạm thời thứ hai và tiếp tục di tản. Ngày 30/4/1972, quân xa sang sông bị mắc lầy và xe ông trúng đạn pháo kích một lần nữa, ông tử trận lần thứ 3 trước khi thi hài ông được đưa về với gia đình!

Cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nghe được câu chuyện thương tâm này, đã cảm kích và sáng tác bài hát BẮC ĐẨU để tặng người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân Thiết Kỵ QL-VNCH Nguyễn Ngọc Bích. BẮC ĐẨU là danh hiệu truyền tin của cố Thiếu Tá

Về Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích: Cố Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Bích tốt nghiệp Khóa 18/SQTB Thủ Đức và Khóa 13 Sĩ Quan Căn Bản Thiết Giáp. Ông là Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 218 thuộc Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh QL/VNCH. Đơn vị ông đã từng lập công trong trận tái chiếm căn cứ Alpha trên chiến trường Kampuchia và đã được trao tặng huân chương Anh Dũng Bội Tinh Nhành Dương Liễu.

Mòi nghe Nguyễn Hồng Nhung và Lâm Nhật Tiến trình bày “BẮC ĐẨU” của Trần Thiện Thanh trong ASIA 61

Posted in Uncategorized | Tagged: , , , , , , , , | Leave a Comment »